.
Biên giới, lãnh thổ

Luật Biển là cơ sở vững chắc để bảo vệ chủ quyền

(Tiếp theo)

Luật Biển Việt Nam là cơ sở vững chắc để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên Biển Đông - TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội trao đổi với P.V Báo Tiền Phong.

 TS Đinh Xuân Thảo cho biết: Luật Biển Việt Nam được chuẩn bị công phu qua nhiều nhiệm kỳ QH (từ Khóa X), đã nội luật hóa Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Luật Biển VN tạo điều kiện cho công tác quản lý của Nhà nước cũng như các tổ chức, công dân Việt Nam và nước ngoài hoạt động thuận lợi trên các vùng biển của Việt Nam; là cơ sở vững chắc để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên Biển Đông.

Việc ban hành Luật Biển là hết sức bình thường đối với một quốc gia như Việt Nam có hơn 3.200 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế.

- Thưa ông, Luật Biển Việt Nam có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như tạo điều kiện cho ngư dân làm ăn trên biển?

Vấn đề Biển Đông có liên quan đến nhiều quốc gia và đang phải giải quyết những tranh chấp trong khu vực. Luật Biển VN là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua thương lượng, đàm phán hay trọng tài quốc tế.

Căn cứ để giải quyết tranh chấp là các điều ước quốc tế và luật pháp quốc gia. Trong quá trình đàm phán, nếu có xung đột mà theo nguyên tắc của điều ước quốc tế không giải quyết được thì sử dụng luật quốc gia của các bên.

Vì vậy, nếu nước có biển mà không có luật quốc gia về biển sẽ bị thiệt thòi. Với nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, các tranh chấp được giải quyết không được phân biệt nước lớn hay nhỏ mà căn cứ bằng chứng xác thực các bên đưa ra.

(Còn nữa)

;
.
.
.
.
.