.
Biên giới, lãnh thổ

QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Chữ Toản tập đặt trước nhan đề chính thức của trước tác này cho thấy tài liệu này được biên soạn, khảo cứu và chỉnh lý từ nhiều tài liệu trước đó. Theo Võ Long Tê, mặc dù quyển sách của Đỗ Bá Công Đạo được viết vào thế kỷ XVII (vào năm 1686), đoạn thứ nhất của hai đoạn trên được trích từ phần thứ ba của quyển Hồng Đức bản đồ. Hồng Đức là tên hiệu của vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) (2).  Như vậy, Việt Nam đã khám phá hoặc biết tới những đảo này ít ra cũng từ thế kỷ XV. Danh từ Bãi Cát Vàng là chữ Nôm, không phải chữ Hán, chứng tỏ những người đặt tên cho hòn đảo này không phải là những học giả tinh thông Nho học, mà là những ngư dân ít học, đã trực tiếp đến đây khám phá, khai thác, thậm chí sinh sống và đã đặt tên đảo giống như những gì họ đã nhìn thấy về hòn đảo này. Sau đó, chính quyền các chúa Nguyễn đã tiếp tục quá trình này bằng việc tổ chức khai thác đảo có hệ thống, thông qua hoạt động của Đội Hoàng Sa. Đây chính là bằng chứng đầu tiên về việc khai phá và xác lập chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

(2) Võ Long Tê, Les archipels de Hoàng Sa et de Trường Sa selon les anciens ouvrages Vietnamiens d’histoire et de geographie, Sài Gòn, 1974, pp. 34-35.

;
.
.
.
.
.