(Tiếp theo)
Không chỉ có người Việt khẳng định “rành rành đã định ở sách trời” mà cả người Trung Quốc cũng phải công nhận điều đó trên giấy tờ. Tấm bản đồ này khiến cho những người Trung Quốc có tự trọng sẽ không còn phồng mồm, ngoác miệng nói rằng, Trường Sa, Hoàng Sa là của họ.
Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ cổ này, TS. Mai Hồng nhớ lại: “Cách đây khoảng hơn 30 năm về trước, có một ông cụ biết tôi hay sưu tầm sách cổ nên đã mang đến bán cho tôi. Lúc đó, tôi không để ý lắm, chỉ nghĩ là bản đồ cổ thì mua. Nhưng từ khi tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, tôi lục tìm tài liệu và vô tình phát hiện ra điều hiển nhiên trong tấm bản đồ cổ của chính người Trung Quốc”.
Từ đó, ông tìm hiểu, tra cứu và dịch để hiểu rõ hơn về lai lịch của tấm bản đồ này. Ngay khi thấy được tầm quan trọng của tấm bản đồ, ông đã tự nguyện tặng Bảo tàng lịch sử quốc gia mà không đòi hỏi một điều gì.
Năm Mậu Tý Khang Hy 47 (1708) đời vua Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, Thánh Tổ nhà Thanh tuyển phái các giáo sĩ Bạch Tấn Lôi Hiếu, Tư Đỗ Đức Mỹ, chế tác Vạn lý thành đồ, sau hơn một năm (1710) thì công việc hoàn thành. Vua vui mừng, lại xuống chiếu cho [giáo sĩ] Phan Như Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ vẽ bản đồ Mạch đại thành của Mông Cổ, Mãn Châu hợp thành [bản đồ của] hai tỉnh Trực Lệ và Sơn Đông.
Đến năm Tân Mão Khang Hy 50 (1711), vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh, đo lường đất đai tạo bản đồ Mạch đại “Thành Thang chuộng hiền”, đi về các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây; Phùng Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc đi về các tỉnh Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Nam; Phí Ẩn, Hòa Phan - như đi về các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Quảng.
(Còn nữa)