.

TS Trần Công Trục: Bước đi mới nguy hiểm của Trung Quốc

.

Trước việc Trung Quốc đưa hình ảnh đường lưỡi bò vào hộ chiếu phổ thông cùng những động thái khác như in bản đồ hành chính cái gọi là "thành phố Tam Sa”, Đại Đoàn kết đã có cuộc phỏng vấn TS Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ xung quanh những hành động sai trái này.

Thưa ông, chúng ta và dư luận thế giới đã liên tục, thường xuyên khẳng định đường lưỡi bò là một con đường hoang tưởng mà Trung Quốc vẽ ra phục vụ cho âm mưu chiếm trọn Biển Đông. Ngay cả các học giả TQ cũng không công nhận khái niệm đường lưỡi bò. Vậy mà giờ đây Trung Quốc đã trắng trợn đưa một thứ không phải là sự thật, không có giá trị pháp lý thành một hình ảnh in trong hộ chiếu phổ thông cho người dân Trung Quốc?

Ảnh: HOÀNG LONG
Ảnh: HOÀNG LONG

Rất nhiều tài liệu, chứng cứ lịch sử của các nhà nghiên cứu của VN và quốc tế được trình bày trên rất nhiều dạng thông tin, hội thảo kể cả hội thảo của chính người Trung Quốc tổ chức đã bàn thảo đến con đường này. Nhưng cho đến nay theo tôi, dư luận nhiều người Trung Quốc và một số dư luận quốc tế vẫn chưa hình dung hết sự vô lý hết sức của đường lưỡi bò. Hơn nữa nhiều người vẫn chưa thấy hết tác dụng của con đường này trong việc hỗ trợ cho các yêu sách vô lý của Trung Quốc. Họ vẽ bản đồ theo yêu sách đơn phương chủ quan của họ đến mức các học giả người nước ngoài cho rằng Trung Quốc đã dùng chiến tranh bản đồ để xâm phạm lãnh thổ các nước khác. 

Giờ họ in đường biên giới lưỡi bò vào hộ chiếu là bước đi mới cực kỳ nguy hiểm. Vì hộ chiếu là một văn kiện pháp lý hết sức quan trọng rất phổ biến của công dân các nước trong quan hệ quốc tế. Để đi ra nước ngoài, đi vào các nước phải xin visa, nhập cảnh và tất cả cơ quan đại diện nhà nước của các nước xem xét đồng ý đóng dấu vào. Có nghĩa là họ muốn dùng cái đó để dành lấy sự công nhận trên thực tế của các quốc gia có liên quan và các quốc gia khác nữa. Nếu đồng ý đóng dấu vào hộ chiếu, Trung Quốc sẽ lấy đó để chứng minh rằng các nước đã thừa nhận con đường này. 
 
Ông có bình luận gì về phản đối của Việt Nam và các nước trên khu vực về hành động này của phía Trung Quốc?
 
Tôi cho rằng với thái độ của Trung Quốc hiện nay đừng hi vọng họ từ bỏ hộ chiếu có đường lưỡi bò. Cá nhân tôi và một số chuyên gia khác cho rằng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc tiếp tục giở các thủ đoạn. Vấn đề là chúng ta phải chuẩn bị các kế sách để đối phó với bước đi còn nguy hiểm hơn của Trung Quốc chứ không dừng lại ở đây.
Họ làm từ tháng 5 song giờ chúng ta mới biết thông tin. Dù muốn hay không họ đã cấp cho các công dân rồi đã lưu hành hộ chiếu một cách chính thức rồi. Chúng ta đều biết các nước trong khu vực đều phản đối ở mức độ khác nhau nhưng đều cho rằng đó là vi phạm chủ quyền và quyền của các quốc gia ven biển. Đấy là một hành động áp đặt. Trung Quốc cho đến nay chưa có động thái gì chứng tỏ sẽ tiếp nhận ý kiến phản đối của các quốc gia trong khu vực . Chúng ta đang theo dõi xem Phillipine tuyên bố không cấp visa cho công dân Trung Quốc vào quốc gia này nếu còn mang hộ chiếu có đường lưỡi bò. Việt Nam từ chối đóng dấu vào các hộ chiếu có in hình lưỡi bò và cấp riêng một tờ thị thực rời. Nghiã là chúng ta vẫn cho công dân Trung Quốc nhập cảnh nhưng không công nhận hộ chiếu có đường lưỡi bò. 
 
Tôi cho rằng với thái độ của Trung Quốc hiện nay đừng hi vọng họ từ bỏ hộ chiếu có đường lưỡi bò. Cá nhân tôi và một số chuyên gia khác cho rằng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc tiếp tục giở các thủ đoạn. Vấn đề là chúng ta phải chuẩn bị các kế sách để đối phó với bước đi còn nguy hiểm hơn của Trung Quốc chứ không dừng lại ở đây. Điều đáng ngạc nhiên đối với tôi là gần đây có một loạt tuyên bố của phía Trung Quốc có lời nói, hành động có vẻ êm dịu. Ví dụ tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông. Hoặc đặc biệt là Hội nghị ASEAN 21 họ nói TQ mong muốn đàm phán các nước ASEAN để thông qua COC, muốn giải quyết hòa bình không  muốn quốc tế hóa, chỉ song phương thôi...Nhưng trong thực tế vừa nói xong họ lại có hành động ngang ngược như vậy. 
 
- Ông nói Trung Quốc sẽ không bỏ hộ chiếu in hình ảnh đường lưỡi bò nhưng theo ông những hộ chiếu này có giá trị gì về mặt pháp lý hay không?
 
Theo luật quốc tế hiện nay, việc in một cái "đường lưỡi bò” trên hộ chiếu như vậy không hề có giá trị pháp lý, bởi nó không dựa trên một nguyên tắc nào cả. Tuy nhiên mặc dù bản đồ này không có giá trị pháp lý với cộng đồng quốc tế nhưng sau này nếu Trung Quốc công bố với thế giới, họ sẽ sử dụng tất cả các loại bản đồ, công hàm, các tài liệu, biện pháp như Trung Quốc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, mời thầu dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam... làm chứng cứ. Ý nghĩa của việc in "đường lưỡi bò” lên hộ chiếu là như vậy. Nó chỉ là một hành động tiếp theo trong một chuỗi các hành động có tính hệ thống để khẳng định rằng Trung Quốc đang quản lý vùng đấy. Còn quản lý có đúng không, có phù hợp với luật quốc tế không thì đó là câu chuyện hoàn toàn khác. Những người cầm hộ chiếu đương nhiên nhận thức đây là biên giới đất nước TQ trên biển, đương nhiên công nhận đây là lãnh thổ của họ. Nếu thừa nhận hộ chiếu này là vô hình chung công nhận đường lưỡi bò có thật và rơi vào bẫy của TQ. TQ đang cố gắng hợp thức hóa con đường này tìm mọi cách dành được sự công nhận trên thực tế của các quốc gia với đường lưỡi bò để khi bắt đầu ngồi đàm phán trở thành một yêu sách chính thức của TQ mặc dù yêu sách này chẳng có cơ sở gì.
 
- Vậy thưa ông, về phía Việt Nam chúng ta sẽ đối phó với hành động này của TQ như thế nào?
 
Giờ họ in đường lưỡi bò vào hộ chiếu là bước tiến mới cực kỳ nguy hiểm. Vì hộ chiếu là một văn kiện pháp lý hết sức quan trọng rất phổ biến của công dân các nước trong quan hệ quốc tế. Để đi ra nước ngoài, đi vào các nước phải xin visa, nhập cảnh và tất cả cơ quan đại diện nhà nước của các nước xem xét đồng ý đóng dấu vào. Có nghĩa là họ muốn dùng cái đó để dành lấy sự công nhận trên thực tế của các quốc gia có liên quan và các quốc gia khác nữa. Nếu đồng ý đóng dấu vào hộ chiếu, Trung Quốc sẽ lấy đó để chứng minh rằng các nước đã thừa nhận con đường này.
Phải có tuyên bố chính thức nữa chứ không chỉ là Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói. Có văn bản phản đối chính thức gửi lên tổ chức lớn nhất của thế giới là Liên Hợp Quốc và các tổ chức có liên quan để lưu trữ chứ không chỉ giải quyết bằng song phương. Phải nói rõ cơ sở pháp lý với lý lẽ sắc bén để thế giới hiểu chuyện này.
Các cửa khẩu biên giới chủ động thay thế bằng tờ thị thực rời là điều tốt, cần nghiên cứu tiếp cách để vô hiệu hóa con đường này. Có thể tham khảo Ấn Độ ứng xử bằng cách vẽ trùm bản đồ Ấn Độ lên bản đồ TQ. Tôi nghĩ đây là một cách nhưng suy cho cùng cũng chỉ là đôi co dễ dẫn đến chạy đua về xuất bản bản đồ và cũng không thể giải quyết tận gốc vấn đề. 
 
Về mặt ngoại giao phải hết sức khôn khéo không thừa nhận sự vô lý của TQ, mặt khác tạo điều kiện để người dân buôn bán giao thương vì họ không có tội tình gì. Không thể vì cái này mà cấm biên. Nhưng phải cực kỳ thận trọng trong kiểm soát hộ chiếu nếu không TQ sẽ nói rằng chúng ta đã thừa nhận.
 
Ngoài kênh chính thức đó chúng ta phải tranh thủ dư luận của các nước trong khu vực, dư luận của chính nhân dân TQ nữa (họ sẽ phản đối nhà nước vì họ gặp rắc rối về hộ chiếu). Hy vọng những người Trung Quốc có thông tin khách quan, họ nhận ra sự sai trái để tạo ra tiếng nói đủ mạnh cho những người đang cố tình duy trì sự vô lý không chỉ làm tổn hại lợi ích trong khu vực và thế giới mà còn tổn hại đến uy tín, danh dự của TQ.  Chính chúng ta khi đấu tranh để Trung Quốc từ bỏ những việc làm sai trái của họ là chúng ta đang bảo vệ uy tín của họ vì thế giới văn minh thế này anh đưa ra một yêu sách không có cơ sở là coi thường cả thế giới. 
 
- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Đại Đoàn Kết

;
.
.
.
.
.