.

Hướng tới mô hình chính quyền đô thị

.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến, trong bối cảnh hiện nay, để giải quyết các vấn đề lớn của đô thị, phát huy cao nhất vai trò, vị trí của thành phố Đà Nẵng đối với khu vực và cả nước, nhu cầu nghiên cứu xây dựng chính quyền đô thị (CQĐT) thích hợp được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố, đồng thời đóng góp kinh nghiệm thực tiễn cho quá trình đổi mới hành chính đất nước. Bởi, một khi đề án CQĐT được thực hiện thì không chỉ là cơ hội để Đà Nẵng “cất cánh” mà cũng là đòn bẩy đối với các địa phương trong khu vực phát triển nhanh hơn.

Đà Nẵng tạo những dấu ấn đột phá về phát triển đô thị.
Đà Nẵng tạo những dấu ấn đột phá về phát triển đô thị.

Đà Nẵng là 1 trong 3 địa phương dẫn đầu cả nước với tỷ lệ đô thị hóa đạt 87%, dự kiến đến năm 2020, tỷ lệ này đạt 92%. Việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường từ năm 2009 đến nay bảo đảm cho chính quyền các cấp tại Đà Nẵng hoạt động ổn định, thông suốt; quyền làm chủ của công dân cơ bản được duy trì và phát huy. Người dân và cộng đồng doanh nghiệp thành phố ngày càng hài lòng với cách thức phục vụ của chính quyền về chất lượng dịch vụ công.

Từ năm 2006 đến năm 2012, Đà Nẵng luôn thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Năm 2013, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chỉ số này. Ngoài ra, chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh… của Đà Nẵng luôn ở mức cao. Nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo về quản lý đô thị trong điều kiện đặc thù của Đà Nẵng được đánh giá tốt, có hiệu quả rõ rệt.

Đó là thực hiện tập trung, thống nhất cách quản lý đối với các lĩnh vực đất đai, xây dựng, tổ chức các ban đền bù và giải tỏa, bố trí tái định cư thành phố; cung ứng dịch vụ công về đất đai; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính. Đặc biệt, Trung tâm Hành chính Đà Nẵng xứng đáng là biểu tượng kiến trúc hiện đại, tích hợp những phương pháp quản lý, điều hành thông minh, thuận tiện trong giao dịch với tổ chức và công dân. Đây là những tiền đề khẳng định Đà Nẵng sẵn sàng cho việc áp dụng phương pháp quản lý Nhà nước theo mô hình chính quyền đô thị (CQĐT).

Theo Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến, trong bối cảnh hiện nay, để giải quyết các vấn đề lớn của đô thị, phát huy cao nhất vai trò, vị trí của thành phố Đà Nẵng đối với khu vực và cả nước, nhu cầu nghiên cứu xây dựng CQĐT thích hợp được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố, đồng thời đóng góp kinh nghiệm thực tiễn cho quá trình đổi mới hành chính đất nước. Bởi, một khi đề án CQĐT được thực hiện thì không chỉ là cơ hội để Đà Nẵng “cất cánh” mà cũng là đòn bẩy đối với các địa phương trong khu vực phát triển nhanh hơn.

Đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu

Điểm nhấn cốt lõi của xây dựng CQĐT đó là gắn chặt với định hướng phát triển kinh tế-xã hội tương xứng và phù hợp với đặc thù của Đà Nẵng. Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến cho biết, định hướng phát triển kinh tế-xã hội thành phố tiếp tục bám sát 5 đột phá chiến lược gồm: Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch và thương mại; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và thực thi các chính sách xã hội giàu tính nhân văn; phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao.

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển Đà Nẵng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố tự hào với những thành tựu rất quan trọng, ghi dấu sự phát triển mạnh mẽ với nhiều năng động, sáng tạo, đột phá mới. Kết luận số 75-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 cũng dành cho Đà Nẵng những cơ chế đặc thù mới để Đà Nẵng phát triển cao hơn.

Sẽ là hợp lý nếu trong quá trình phát triển của mình, Đà Nẵng được sớm triển khai mô hình CQĐT để từng bước hoàn thiện một mô hình quản lý, điều hành đồng nhất, hiện đại và hiệu quả. Với những hướng đi đột phá mạnh mẽ này, đề án xây dựng CQĐT của Đà Nẵng hướng đến việc nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị, chất lượng phục vụ của CQĐT và tạo động lực để phát triển nhanh kinh tế-xã hội thành phố. Mục tiêu lớn nhất của CQĐT ưu tiên đặt lợi ích người dân lên hàng đâu, đồng thời huy động sức dân đóng góp vào sự phát triển đi lên của Đà Nẵng trong tương lai.

Làm việc với thành phố về nội dung đề án thí điểm mô hình CQĐT, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá đề án CQĐT của Đà Nẵng là hết sức công phu, sáng tạo, có tính đột phá cao ở nhiều lĩnh vực. Đề án đã bảo đảm mục tiêu xuyên suốt phục vụ, nâng cao quyền, lợi ích cho người dân và tận dụng, khai thác tối đa hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng là trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội lớn, có sức lan tỏa sâu rộng trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước.

Bài và ảnh: VIỆT DŨNG

;
.
.
.
.
.