* Phát hiện thêm 61 phách gỗ kiền kiền khai thác lậu
Đó là ý kiến của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố tại buổi làm việc với Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng sáng 12-11, khi đề cập việc lâm tặc tập kết gỗ lậu quy mô lớn ở khu vực rừng Cà Nhông, được các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam phát hiện trong những ngày đầu tháng 10 vừa qua.
Gỗ lậu lâm tặc cất giấu ở khu vực rừng Cà Nhông được Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng |
Đó là ý kiến của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố tại buổi làm việc với Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng sáng 12-11, khi đề cập việc lâm tặc tập kết gỗ lậu quy mô lớn ở khu vực rừng Cà Nhông, được các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam phát hiện trong những ngày đầu tháng 10 vừa qua.
Công tác phối hợp, quản lý có vấn đề
Ông Trần Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm thành phố cho biết, sau khi phát hiện vụ phá rừng, tập kết 40m3 gỗ lậu trái phép ở rừng Cà Nhông, Chi cục Kiểm lâm thành phố đã đến hiện trường, cũng như chỉ đạo Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa phối hợp với các cơ quan chức năng huyện Hòa Vang, Công an huyện Hòa Vang vào cuộc điều tra.
Đoàn công tác liên ngành huyện Hòa Vang đang tiến hành các bước điều tra tại hiện trường, thu thập các chứng cứ làm cơ sở khởi tố vụ án. Sau khi xảy ra vụ việc, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa đã xử lý kỷ luật hình thức khiển trách 2 kiểm lâm địa bàn, đồng thời đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra. Chi cục Kiểm lâm thành phố đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa điều động 3 kiểm lâm cơ động đến phụ trách ở khu vực này.
Ông Mai Đức Lộc, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách nêu ra các câu hỏi: Nếu báo chí không phát hiện phản ánh, lực lượng kiểm lâm có biết vụ phá rừng, tập kết gỗ lậu ở Cà Nhông hay không? Vì sao cán bộ quản lý, bảo vệ rừng, kiểm lâm địa bàn ở Trạm quản lý, bảo vệ rừng Cà Nhông không phát hiện vụ tập kết gỗ, chặt phá rừng này?
Ông Trần Viết Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho hay, trước khi xảy ra vụ tập kết gỗ lậu này, tháng nào các cán bộ quản lý, bảo vệ rừng, kiểm lâm địa bàn ở Trạm quản lý, bảo vệ rừng Cà Nhông cũng báo cáo là tình hình tốt, không có chi. Thế nhưng, “đùng một cái” phát hiện vụ phá rừng, tập kết gỗ lậu quy mô lớn ở Cà Nhông. Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa là chủ rừng, đơn vị sự nghiệp được Nhà nước giao quản lý hơn 26.000 hecta rừng, nhưng để xảy ra tình trạng phá rừng, tập kết gỗ lậu trên địa bàn quản lý thì phải chịu trách nhiệm chính, trong đó trực tiếp là cán bộ, nhân viên Trạm quản lý, bảo vệ rừng Cà Nhông.
Ông Mai Đức Lộc nói thêm, Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa là chủ rừng, được Nhà nước giao quản lý rừng. Còn kiểm lâm là cơ quan kiểm tra, xử lý khai thác gỗ trái phép. Thế nhưng, để xảy ra vụ khai thác, tập kết gỗ lậu ở Cà Nhông cho thấy công tác quản lý, bảo vệ rừng, sự phối hợp giữa hai đơn vị có vấn đề.
Phải giữ “lá phổi xanh” của thành phố
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, trên địa bàn thành phố, diện tích có rừng trong quy hoạch 3 loại rừng hiện nay hơn 52.000 hecta, trong đó rừng tự nhiên hơn 40.000 hecta và rừng trồng gần 12.000 hecta. Độ che phủ của rừng 41,6%. Thành phố Đà Nẵng có 3 khu rừng đặc dụng gồm: khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân.
Ông Mai Đức Lộc đánh giá độ che phủ của rừng tự nhiên của thành phố như hiện nay thuộc vào loại tốt. Tuy nhiên, ngành chức năng phải phân tích những bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay, từ đó có biện pháp bảo vệ tốt.
Theo ông Trần Viết Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, dù diện tích rừng ở Đà Nẵng so với các tỉnh, thành ở miền Trung thấp, nhưng lại có giá trị rất quý, là “lá phổi xanh” của thành phố. Không chỉ có chức năng che chắn, bảo vệ môi trường, rừng ở Đà Nẵng còn là nơi thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, là nơi để người dân làm ăn, phát triển kinh tế. Và dĩ nhiên, trong quá trình quản lý, bảo vệ, đôi lúc đôi nơi còn xảy ra tình trạng chặt phá rừng, nhưng không đến nỗi rừng Đà Nẵng thê thảm như nhiều người nghĩ. Độ che phủ, phát triển rừng hiện nay khá tốt.
Cũng theo ông Trần Viết Phương, Sở NN&PTNT sẽ tổ chức lại bộ máy lực lượng kiểm lâm, quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó, sáp nhập Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa và Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, củng cố lực lựng lượng kiểm lâm, xây dựng thêm trạm quản lý, bảo vệ rừng. Ngoài ra, với những cán bộ, nhân viên quản lý, bảo vệ rừng, kiểm lâm địa bàn làm việc ở khu vực cửa rừng, các ngành chức năng thành phố cần có cơ chế đặc thù để hỗ trợ, nhằm động viên tinh thần cho họ.
Phát hiện thêm 61 phách gỗ kiền kiền khai thác lậu Sau 5 ngày ra quân, chiều 12-11 đoàn công tác liên ngành của huyện Hòa Vang gồm lực lượng công an, kiểm lâm, viện kiểm sát… đã kết thúc việc kiểm tra hiện trường tại khu vực xảy ra vụ tập kết gỗ lậu, phá rừng ở địa bàn rừng Cà Nhông, thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà-Núi Chúa. Trao đổi với phóng viên Báo Đà Nẵng qua điện thoại tối 12-11, ông Đặng Phương Trung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà-Núi Chúa, Trưởng đoàn công tác cho biết, qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện thêm 61 phách gỗ kiền kiền lâm tặc cất giấu trong rừng thuộc địa phận xã Tư, huyện Đông Giang (Quảng Nam). Ngoài ra, lực lượng chức năng phát hiện tại tiểu khu 31, 33 rừng đặc dụng Bà Nà-Núi Chúa có thêm 68 gốc gỗ kiền kiền đã bị đốn hạ, trong đó gốc to nhất có đường kính 95 cm, gốc nhỏ nhất đường kính 30 cm. Như vậy, qua hai đợt kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có 104 gốc gỗ kiền kiền bị đốn hạ ở rừng đặc dụng Bà Nà-Núi Chúa. Cũng theo ông Đặng Phương Trung, sau khi phát hiện số gỗ kiền kiền nói trên, đoàn công tác đã báo Hạt Kiểm lâm huyện Đông Giang xử lý. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà-Núi Chúa hiện đang tập hợp số liệu để tiến hành khởi tố vụ án theo quy định pháp luật. |
Bài và ảnh: NGỌC ĐOAN