Sau 10 năm (2003-2013) thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) và gần 2 năm thực hiện Kết luận số 75-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ và chính quyền thành phố đã tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo; đặc biệt là phương thức lãnh đạo điều hành phát triển kinh tế-xã hội theo hướng vận dụng linh hoạt, sáng tạo bằng những cách làm mới mang tính tiên phong để đưa thành phố phát triển nhanh hơn.
Đà Nẵng khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực của địa phương, lựa chọn đúng và chỉ đạo thực hiện có kết quả những vấn đề lớn, mang tính đột phá trong công tác tổ chức thực hiện. Điều này đã làm nên bản sắc trong phong cách dám nói và dám làm, mạnh dạn làm của lãnh đạo thành phố.
40 năm sau ngày giải phóng, Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại của khu vực và cả nước. |
Linh hoạt, đột phá sáng tạo làm nên bản sắc Đà Nẵng
Thông qua những văn bản quan trọng của Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Đà Nẵng, bằng sự lãnh đạo quyết đoán và hợp lòng dân, thành phố đã nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ và đạt được những thành tựu to lớn, tương đối toàn diện các lĩnh vực, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của khu vực, từng bước phát huy vai trò của Đà Nẵng đối với toàn vùng.
Kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng hiện đại, quy mô và không gian đô thị phát triển với nhiều công trình trọng điểm, nhiều khu dân cư mới hiện đại, nhiều tuyến đường rộng mở, nhiều chiếc cầu độc đáo… tạo đòn bẩy phát triển kinh tế-xã hội. Đà Nẵng bước đầu định hình được một số ngành, sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, làm động lực phát triển… Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng. Thành phố liên tục dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Thông qua việc ban hành các chỉ thị, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, địa phương, sở, ban, ngành triển khai đôn đốc thực hiện hiệu quả, tạo sự quan tâm, theo dõi và ủng hộ không chỉ của người dân Đà Nẵng. Đó là những chỉ thị về xây dựng văn hóa, văn minh đô thị và nông thôn mới; sắp xếp nâng cao chất lượng tổ dân phố; chăm lo hộ nghèo, gia đình khó khăn và thanh-thiếu niên hư vi phạm pháp luật; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện nội dung “5 xây”, “3 chống” về đạo đức công vụ…
Trước đó, chương trình “thành phố 5 không” và “thành phố 3 có” của Đà Nẵng tạo tiếng vang vì thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 75-KL/TW, thành phố đã sớm cụ thể hóa, triển khai thực hiện. Trọng tâm là tham gia xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ về một số cơ chế ưu đãi đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố; tập trung triển khai thực hiện Chương trình hoạt động “Năm Doanh nghiệp 2014” đạt được một số kết quả bước đầu, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Phần lớn các công trình trọng điểm triển khai và hoàn thành đúng tiến độ. Công tác thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu, bảo đảm phát triển theo hướng nguồn thu ngày càng bền vững hơn…
Những bài học quý
Tự hào về những thành quả đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền thành phố nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá những yếu kém, khuyết điểm trên một số lĩnh vực mà Đảng ta đã chỉ ra, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng còn thấp; công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên ở một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên…
Do vậy, Đảng bộ thành phố tiếp tục nỗ lực khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, nhanh chóng dự đoán và nắm bắt thời cơ mới, vận hội mới để phát triển; khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo thêm những đột phá mới trong giai đoạn mới. Trước mắt, thành phố phấn đấu hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và giai đoạn 2010-2015. Tập trung lãnh đạo tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Đối với Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, ba bài học kinh nghiệm lớn trong thời gian qua luôn được vận dụng, triển khai, thấm nhuần. Một là, thường xuyên củng cố, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong nhân dân; phát huy dân chủ, sự đồng thuận trong Đảng và trong xã hội, mà trước hết là trong Ban Thường vụ, trong cấp ủy, Thường trực HĐND, UBND. H
ai là, luôn thực hiện quan điểm “lấy dân làm gốc” - phải biết dựa vào dân, lắng nghe ý kiến của dân, củng cố và phát huy dân chủ, sự đồng thuận của nhân dân để thực hiện các chủ trương, chính sách của thành phố
. Ba là, tập trung xây dựng, củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, có phẩm chất đạo đức trong sáng, gắn bó mật thiết với nhân dân trong mỗi việc, mỗi chặng đường phát triển.
Ngày 15-7-2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 145/2003/QĐ-TTg công nhận thành phố Đà Nẵng là đô thị loại 1 cấp quốc gia. Ngày 16-10-2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ngày 12-11-2013, Bộ Chính trị có Kết luận số 75/KL-TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX). Đây là 3 văn bản quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước về vai trò, vị trí của thành phố đối với sự phát triển của miền Trung và cả nước, đồng thời là căn cứ quan trọng để thành phố xây dựng các chương trình, đề án, vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách, tạo sự đột phá để phát triển đột phá trong thời gian qua. |
Bài và ảnh: VIỆT DŨNG