.

Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia

.

Trong tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 10, cùng với việc thông qua hàng loạt dự luật, các nghị quyết, Quốc hội sẽ bầu Tổng thư ký Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Quốc hội sẽ quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021.
Quốc hội sẽ quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021.

Theo chương trình, ngày 24-11 các đại biểu sẽ nghe tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc quyết định ngày bầu cử, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Các Phó chủ tịch và Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ được Quốc hội phê chuẩn sau khi có tờ trình của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Cùng ngày, Quốc hội cũng sẽ nghe và thảo luận về nhân sự dự kiến bầu vào chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Theo Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, công việc của Tổng thư ký cũng giống như Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiện nay. Do hầu hết nước đã bỏ chức danh Chủ nhiệm và thay vào đó là Tổng thư ký nên việc Quốc hội bầu chức danh này là để cụ thể hóa Luật tổ chức Quốc hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cũng trong tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thư 10 Quốc hội khóa 13, nhiều dự luật quan trọng sẽ được biểu quyết thông qua như: Bộ luật hình sự (sửa đổi); Tố tụng dân sự (sửa đổi); Tạm giữ, tạm giam; Trưng cầu ý dân; Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng; Tổ chức cơ quan điều tra hình sự…

Quốc hội cũng sẽ tiếp tục thảo luận một số dự luật: Luật báo chí (sửa đổi); Luật về hội; Luật tiếp cận thông tin; Luật dược (sửa đổi).

Phiên bế mạc ngày 28-11 sẽ được phát thanh và truyền hình trực tiếp đến cử tri và nhân cả nước.

Theo VnExpress

;
.
.
.
.
.