Tuổi 41 là tuổi đương rất sung sức - điều này không chỉ đúng với sự trưởng thành của một đời người mà còn đúng với tiến trình phát triển của một địa phương - ở đây là một Đà Nẵng được giải phóng 41 năm qua.
Và nếu hiểu được giải phóng là thoát khỏi mọi trói buộc đương kìm hãm sự phát triển thì trong vòng bốn thập niên vắt qua hai thế kỷ, Đà Nẵng được giải phóng đến hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1975, khi lá cờ nửa đỏ nửa xanh sao vàng của cách mạng miền Nam tung bay trên nóc Tòa Thị chính, giải phóng người Đà Nẵng khỏi sự thống trị suốt 30 năm ròng rã của các thế lực ngoại bang, và lần thứ hai vào năm 1997, khi Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để trực thuộc Trung ương nhằm giải phóng Đà Nẵng khỏi “chiếc áo chật” của một thành phố cấp huyện.
Trong hơn 20 năm của lần thứ nhất được giải phóng, có thể nói Đà Nẵng đã làm tròn vai trò thủ phủ/tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Làm tròn vai trò này không dễ nhưng người Đà Nẵng biết tận dụng sức mạnh của những ngày bình yên sau cuộc chiến tranh chống Mỹ để sắp xếp lại giang sơn. Động thái đầu tiên sắp xếp lại giang sơn rất đúng hướng và đầy ngoạn mục là hợp nhất quận Nhất, quận Nhì và quận Ba thành thành phố Đà Nẵng cấp huyện.
Hãy thử hình dung hồi ấy cả ba quận vẫn cứ tiếp tục là đơn vị hành chính thuộc tỉnh và đương nhiên quận Nhất sẽ trở thành thủ phủ/tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, thì không chừng đến năm 1997 mới có thể ra đời thành phố Đà Nẵng cấp huyện trên cơ sở hợp nhất quận Nhất, quận Nhì và quận Ba. “Chiếc áo chật” đề cập ở trên không phải do bản thân chiếc áo ngày càng nhỏ hẹp mà do cơ thể người mặc áo ngày càng vạm vỡ cường tráng hơn và việc hợp nhất ba quận - từ rất sớm - đã góp phần tạo nên sự cường tráng vạm vỡ ấy.
Động thái thứ hai sắp xếp lại giang sơn cũng rất đúng hướng và đầy ngoạn mục là giữ được Bảo tàng Điêu khắc Chăm - cả các tòa nhà và những cổ vật. Giá như hồi ấy có ai đó đề xuất phương án tinh giản các thiết chế văn hóa trong nội thành, chẳng hạn đề xuất sáp nhập/hợp nhất Bảo tàng Điêu khắc Chăm vào Bảo tàng Tổng hợp và được lãnh đạo tỉnh chấp nhận thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc bể dâu…
Và thực tế thì Tuổi 41 là tuổi đương rất sung sức - điều này không chỉ đúng với sự trưởng thành của một đời người mà còn đúng với tiến trình phát triển của một địa phương - ở đây là một Đà Nẵng được giải phóng 41 năm qua.
Và nếu hiểu được giải phóng là thoát khỏi mọi trói buộc đương kìm hãm sự phát triển thì trong vòng bốn thập niên vắt qua hai thế kỷ, Đà Nẵng được giải phóng đến hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1975, khi lá cờ nửa đỏ nửa xanh sao vàng của cách mạng miền Nam tung bay trên nóc Tòa Thị chính, giải phóng người Đà Nẵng khỏi sự thống trị suốt 30 năm ròng rã của các thế lực ngoại bang, và lần thứ hai vào năm 1997, khi Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để trực thuộc Trung ương nhằm giải phóng Đà Nẵng khỏi “chiếc áo chật” của một thành phố cấp huyện.
Trong hơn 20 năm của lần thứ nhất được giải phóng, có thể nói Đà Nẵng đã làm tròn vai trò thủ phủ/tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Làm tròn vai trò này không dễ nhưng người Đà Nẵng biết tận dụng sức mạnh của những ngày bình yên sau cuộc chiến tranh chống Mỹ để sắp xếp lại giang sơn.
Động thái đầu tiên sắp xếp lại giang sơn rất đúng hướng và đầy ngoạn mục là hợp nhất quận Nhất, quận Nhì và quận Ba thành thành phố Đà Nẵng cấp huyện. Hãy thử hình dung hồi ấy cả ba quận vẫn cứ tiếp tục là đơn vị hành chính thuộc tỉnh và đương nhiên quận Nhất sẽ trở thành thủ phủ/tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, thì không chừng đến năm 1997 mới có thể ra đời thành phố Đà Nẵng cấp huyện trên cơ sở hợp nhất quận Nhất, quận Nhì và quận Ba.
“Chiếc áo chật” đề cập ở trên không phải do bản thân chiếc áo ngày càng nhỏ hẹp mà do cơ thể người mặc áo ngày càng vạm vỡ cường tráng hơn và việc hợp nhất ba quận - từ rất sớm - đã góp phần tạo nên sự cường tráng vạm vỡ ấy.
Động thái thứ hai sắp xếp lại giang sơn cũng rất đúng hướng và đầy ngoạn mục là giữ được Bảo tàng Điêu khắc Chăm - cả các tòa nhà và những cổ vật. Giá như hồi ấy có ai đó đề xuất phương án tinh giản các thiết chế văn hóa trong nội thành, chẳng hạn đề xuất sáp nhập/hợp nhất Bảo tàng Điêu khắc Chăm vào Bảo tàng Tổng hợp và được lãnh đạo tỉnh chấp nhận thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc bể dâu…
Và thực tế thì trước năm 2007, Bảo tàng Điêu khắc Chăm từng là một bộ phận của Bảo tàng Đà Nẵng, có điều chỉ trực thuộc về mặt hành chính mà thôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Bảo tàng Điêu khắc Chăm vẫn là Bảo tàng Điêu khắc Chăm, nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là Đà Nẵng được sắp xếp lại giang sơn bởi những nhà lãnh đạo thấm đẫm chất văn hóa như Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nghinh, hay như Trưởng ty Văn hóa Nguyễn Đình An…
Nếu không được như vậy thì ngày nay Đà Nẵng biết lấy gì để tự hào rằng đã thay mặt cả nước và cùng cả nước bảo tồn được một công trình kiến trúc hết sức độc đáo và quan trọng hơn là một bộ sưu tập độc nhất vô nhị về nghệ thuật điêu khắc Champa?
Một động thái sắp xếp lại giang sơn nữa cũng rất đúng hướng và đầy ngoạn mục là trên bãi rác khổng lồ mang tên Hầm Bứa - bãi rác trung tâm của Đà Nẵng trước năm 1975 kiểu như bãi rác Khánh Sơn bây giờ, người Đà Nẵng ngày ấy - bằng sức lao động dẻo dai và hào khí ngất trời của hàng vạn thanh niên - đã tạo nên một lá phổi thiên nhiên giữa lòng đô thị, có hồ nước rộng với rất nhiều cổ thụ quanh năm xòe ô che nắng...
Bằng ngôn ngữ biểu tượng, người Đà Nẵng cố tình đối lập giữa một bên là không gian rác thải bụi bẩn đầy ô nhiễm với một bên là không gian cây xanh nước biếc thật sự trong lành, nhằm thể hiện khát vọng đổi đời của người Đà Nẵng từ những năm đầu được giải phóng lần thứ nhất. Và không phải ngẫu nhiên mà công viên được xem là lớn nhất và không chừng là duy nhất trong thành phố bên sông Hàn được người Đà Nẵng trịnh trọng đặt tên 29 tháng 3…
Khó có thể hình dung Đà Nẵng sẽ phát triển như thế nào trong “chiếc áo chật” của một thành phố cấp huyện, nhưng cũng khó hình dung Đà Nẵng trực thuộc Trung ương sẽ phát triển ra sao nếu không có những định hướng đúng từ khi mới bắt đầu xuất phát cách đây 19 năm trước để bước vào thời kỳ được giải phóng lần thứ hai.
Kim Thánh Thán - nhà phê bình văn chương người Trung Quốc - từng nói rất hay: Nghĩ mà đúng thì chỉ cần đi một bước cũng có thể đến gần cái nơi phải tới, nghĩ mà không đúng thì càng đi... càng xa cái nơi phải tới. Điều này có nghĩa việc định hướng phát triển bao giờ cũng là kết quả của một sự suy nghĩ, nghiền ngẫm đầy trí tuệ. Những thành tựu đáng tự hào của Đà Nẵng hôm nay cho thấy trong lần thứ hai được giải phóng khỏi mọi trói buộc đương kìm hãm sự phát triển, người Đà Nẵng biết chọn đúng hướng.
Còn nhớ trong buổi làm việc của tập thể Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng hồi tháng 10-2013 nhằm đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị nhấn mạnh rằng, giữa đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị với đầu tư phát triển sản xuất, khi chỉ có điều kiện đầu tư vào một lĩnh vực, thì Đà Nẵng đành chấp nhận mất cân đối tạm thời để chọn tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, và như vậy Đà Nẵng đã chọn đúng hướng đi.
Thực trạng mất cân đối giữa đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị với đầu tư phát triển sản xuất ai cũng thấy, nhưng qua đó mà khẳng định Đà Nẵng chọn đúng hướng đi thì đòi hỏi phải có một tầm nhìn chiến lược. Đương nhiên người Đà Nẵng vẫn luôn tâm niệm rằng, khuyết điểm có khi là ưu điểm kéo dài quá mức cần thiết.
Trong gần 20 năm của lần thứ hai được giải phóng, ngoài việc tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, người Đà Nẵng còn luôn quan tâm đến yếu tố con người. Làm sao Đà Nẵng có thể chỉnh trang đô thị trên diện rộng và với tốc độ nhanh nếu không có sức mạnh đồng thuận của lòng dân? Sắp xếp lại giang sơn lần này đâu chỉ là đào một cái hồ hay là giữ một bảo tàng? Người lãnh đạo Đà Nẵng hiểu rằng, nói Nhà nước và nhân dân cùng làm chỉ là một cách nói, chứ thực chất mọi nguồn lực - kể cả tiền thuế để có được những khoản đầu tư từ ngân sách - đều là của nhân dân. Người lãnh đạo Đà Nẵng cũng hiểu rằng, có không ít đóng góp của nhân dân vào sự đổi thay diện mạo đô thị không thể tính được bằng tiền, bởi ai có thể áp giá được kỷ niệm một thời ấu thơ, ai có thể đền bù được ký ức về một nghĩa trang gia tộc hay một từ đường dòng họ…
Nhờ vậy, Đà Nẵng mới đủ cảm hứng để triển khai những chương trình hành động mang tính nhân văn sâu sắc như “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có” và mới đủ quyết tâm chính trị để gầy dựng một đội ngũ cán bộ công chức thật sự chuyên nghiệp. Chính vì quyết tâm ấy nên người Đà Nẵng xem việc hình thành tính cộng đồng trách nhiệm cao hơn hẳn trong đội ngũ công chức các cơ quan hành chính công quyền - chứ không phải là độ cao của tòa nhà - mới là mục tiêu phấn đấu thường xuyên liên tục và là niềm tự hào thật sự của người Đà Nẵng khi khánh thành tòa nhà Trung tâm Hành chính thành phố vào năm 2014.
Nhìn lại chặng đường 19 năm qua, người Đà Nẵng không thể không ghi nhận công lao đóng góp rất lớn của anh Nguyễn Bá Thanh. Từng giữ chức Chủ tịch UBND thành phố rồi Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND thành phố, anh được xem là kiến trúc sư trưởng của một Đà Nẵng từng ngày đổi mới. Chính anh là người hăng hái nhất trong việc tác động Trung ương ủng hộ chủ trương chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Và trên cương vị lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, anh trở thành người truyền cảm hứng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố về khát vọng xây dựng Đà Nẵng thành một đô thị hiện đại. Điều quan trọng là anh đã truyền cái cảm hứng ấy bằng quyết tâm chính trị mạnh mẽ của bản thân anh.
Năm 1997 là thời điểm Đà Nẵng được trực thuộc Trung ương, cũng là thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khởi nguồn tại Thái Lan. Và từ thời điểm năm 2008 tức sau 5 năm trở thành đô thị loại 1, Đà Nẵng bị ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu. Nếu không có quyết tâm chính trị mạnh mẽ hơn người, chắc anh khó lòng chèo lái con thuyền Đà Nẵng vượt lên trở lực để có được một Đà Nẵng như hôm nay…
Trên cương vị lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, anh luôn ý thức rằng, muốn thành phố bên sông Hàn trở thành một trung tâm phát triển thì không bao giờ được đơn độc, thì phải có cả sức thu hút lẫn sức lan tỏa.
Sau Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, anh càng nỗ lực để tạo cho Đà Nẵng có được sức thu hút và sức lan tỏa ấy, trước tiên là với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trước khi về công tác ở Ban Nội chính Trung ương, anh đã đi thăm và làm việc với lần lượt cả 5 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Đắc Lắc và Lâm Đồng.
Chủ đề bao trùm và thường xuyên được nhắc tới tại các buổi làm việc chính thức cũng như lúc trao đổi hành lang hay khi trà dư tửu hậu suốt chuyến đi là mối liên kết kinh tế giữa từng tỉnh cao nguyên với thành phố cảng biển bên bờ sông Hàn. Sau đó, anh lại đi thăm và làm việc với lần lượt một số tỉnh duyên hải miền Trung như Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, chủ yếu cũng bàn về mối liên kết kinh tế giữa từng tỉnh với Đà Nẵng, và không phải ngẫu nhiên mà từ tháng 7-2011, anh được lãnh đạo 7 tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa giao đảm nhiệm chức Tổ trưởng Tổ Điều phối vùng duyên hải miền Trung nhằm thúc đẩy sự liên kết bình đẳng, các bên cùng có lợi trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng và thế mạnh, đặc thù của từng địa phương và toàn vùng để cùng nhau phát triển.
BÙI VĂN TIẾNG