.

Chính phủ xin nghiêm túc rút kinh nghiệm về điều hành sau vụ cá chết

.

Thực hiện yêu cầu của UB Thường vụ Quốc hội, Chính phủ vừa hoàn thành báo cáo về tình hình, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục sự cố môi trường gây hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung ngày 26/7 và gửi tới các đại biểu Quốc hội…

Đến thời điểm này cơ quan chức năng vẫn chưa thể đưa ra một con số đánh giá cụ thể về thiệt hại do thảm hoạ môi trường mà Formosa gây ra khi xả thải đầu độc biển.
Đến thời điểm này cơ quan chức năng vẫn chưa thể đưa ra một con số đánh giá cụ thể về thiệt hại do thảm hoạ môi trường mà Formosa gây ra khi xả thải đầu độc biển.

Công bố đánh giá toàn diện thiệt hại môi trường đầu tháng 8

Lý giải việc chậm kết luận về sự việc gây bức xúc trong dân, Chính phủ khái quát, quá trình đấu tranh để buộc Formosa thừa nhận trách nhiệm gây ra sự cố là công việc hết sức khó khăn, phức tạp vì công tác thu thập hồ sơ, chứng cứ đấu tranh pháp lý gặp nhiều trở ngại, mất thời gian.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo xây dựng kịch bản làm việc, đấu tranh trực tiếp với tập đoàn Formosa Đài Loan cũng như công ty Formosa tại Hà Tĩnh, đảm bảo chặt chẽ, khôn khéo để đạt kết quả cao nhất, không để sơ hở, sai sót có thể gây bất lợi cho Việt Nam về sau.

Kết quả cuộc đấu tranh, các cơ quan đã buộc Formosa phải thừa nhận 53 sai phạm hành chính, trong đó có những hành vi như tự ý thay đổi trái phép công nghệ luyện cốc từ công nghệ dập cố khô (dùng khí trơ) sáng công nghệ dập cốc ướt (dùng nước), không xây lắp bể lọc của Tạm xử lý nước thải sinh hoạt theo cam kết trong Báo cáo tác đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Phần hậu quả của sự cố, ngoài những con số cập nhật về số lượng thuỷ hải sản chết, số tàu thuyền, ngư dân bị thiệt hại do mất việc, nguồn thu từ du lịch sụt giảm… báo cáo cũng đề cập đến thiệt hại về môi trường như 450ha rạn san hộ bị tác động trực tiếp, có đến 40-60% rạn san hô bị phá huỷ. Những thiệt hại môi trường sẽ được điều tra, đánh giá toàn diện và công bố vào đầu tháng 8.

Về xã hội, Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận, sự cố gây tâm lý bức xúc, bất an trong dân, làm giảm lòng tin của người dân. Người dân nghi vấn về sự đúng đắn, đầy đủ của quá trình thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tư, xây dựng, vận hành nhà máy ở Hà tĩnh, giảm lòng tinh vào khả năng của các cơ quan trong việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp về môi trường.

Sự cố để lại hệ quả bất an trong xã hội, người dân lo lắng về việc mất sinh kết, thất nghiệp, nợ nần, phá sản do không tiêu thụ được cá và sản phẩm hải sản. Nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội cũng tiềm ẩn…

Chính phủ xác định các hoạt động bồi thường sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới, trước hết là xác định, bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, phấn đấu trong tháng 8/2016 việc bồi thường thiệt hại trực tiếp đến được với người dân.

Nguy cơ từ những dự án có nguồn xả thải lớn

Đánh giá chung, Chính phủ cũng nhìn nhận, sự cố môi trường này là bài học để nhìn nhận, xem xét đầy đủ, toàn diện hơn về hoạt động thu hút đầu tư FDI trong thời gian vừa qua, nhất là với các dự án có nguồn xả thải lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra sự cố.

Xác định FDI tiếp tục là nguồn vốn quốc tế quan trọng đối với Việt Nam khi viện trợ phát triển ODA đang có xu hướng giảm, đầu tư gián tiếp khá bấp bênh nhưng cần định hướng FDI chuyển sang chính sách nâng cấp, coi trong hơn chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, xác lập hệ thống các tiêu chí giúp sàng lọc, lựa chọn, ưu tiên các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, bảo đảm đúng định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đất nước.

Tới đây, khi gia nhập TPP, Việt Nam được dự kiến sẽ thu hút khối lượng lớn đầu tư nước ngoài vào dệt – sợi và nhuộm, những lĩnh vực có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng (nhất là khâu nhuộm). Vì vậy, việc tăng cường giám sát FDI từ góc độ bảo vệ môi trường là rất cấp bách, tránh tái diễn tình trạng thu được lợi nhuận nhưng tàn phá môi trường của Việt Nam và để lại hệ quả nặng nề cho người dân như sự cố vừa qua.

Sự cố này cũng cho thấy kẽ hở trong pháp luật về đầu tư, xây dựng, môi trường, thiếu quy chuẩn cho việc triển khai các hạng mục công trình xử lý chất thải.

Về phần kiểm điểm trách nhiệm, báo cáo của Chính phủ khái quát, qua sự cố lần này, Chính phủ nhìn nhận, đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn về những thách thức và vấn đề môi trường đặt ra trong chính sách phát triển hiện nay. “Chính phủ xin nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội” – báo cáo chốt lại.

Theo P.Thảo (Dân trí)

;
.
.
.
.
.