.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Có thể xử lý hình sự về sai phạm ở các siêu dự án

.

Sáng nay, tham gia phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, có thể xem xét xử lý hình sự sai phạm tại các siêu dự án thua lỗ như sơ sợi Đình Vũ, gang thép Thái Nguyên, xăng ethanol Phú Thọ...

Tại phiên chất vấn, các đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Công Thương về trách nhiệm quản lý các siêu dự án. Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đặt câu hỏi: "Đối với các siêu dự án làm ăn thô lỗ, yếu kém thì đâu là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và của đơn vị quản trị doanh nghiệp và giải pháp gì để không xảy ra tình trạng “con voi chui lọt lỗ kim?”

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, 5 dự án, trong đó có xơ sợi Đình Vũ, xăng etanol Phú Thọ, gang thép Thái Nguyên, đạm Ninh Bình… đều có thời gian đầu tư dài, trong giai đoạn từ 2003- 2008 đến nay. Việc triển đều được thẩm định đầu tư. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc thua lỗ với các dự án này nên để có đánh giá tổng thể rất khó. Nhưng có thể rút ra một số nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất các dự án này đều có thời gian đầu tư kéo dài. Thậm chí dự án đạm Ninh Bình không những kéo dài mà còn không quyết toán được đầu tư dù đã đi vào vận hành.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn. Ảnh: H.V


Thứ hai, các dự án này do có thời gia thực hiện kéo dài nên đều trải qua những thời điểm thị trường thế giới biến động thế giới mạnh. Ví dụ giá dầu thô từ trên 100 USD/thùng năm 2008, sau đó tụt và giữ ở mức 40 USD/thùng, ảnh hưởng đến tính khả thi của các dự án. Dự án đạm Ninh Bình, xơ sợi Đình Vũ… không cạnh tranh được với các sản phẩm khác được sản xuất từ sản phẩm dầu mỏ.

Thư ba là năng lực chủ đầu tư, các tập đoàn, tổng công ty 91 đều trực tiếp quản lý dự án đầu tư, chịu trách nhiệm trực tiếp về phương án đầu tư, tổ chức thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, năng lực còn hạn chế của các ban quản lý dự án, đối tượng được giao quản lý. Ví dụ Đạm Ninh BÌnh, xơ sợi Đình vũ… năng lực của các nhà thầu dẫn tới các dự án bị kéo dài, không thực hiện  đúng quy định hợp đồng. Các dự án đã không mạng lại hiệu quả, doanh thu không bù chi phí.

Hướng khắc phục đối với các dự án này là bán dự án, cho thuê, cổ phần hóa, giao lại hoặc tuyên bố phá sản. Quan điểm của Chính phủ là sẽ xem xét về trách nhiệm tập thể, cá nhân để đảm bảo xử lý đúng trách nhiệm, đầy đủ theo khung pháp lý của từng giai đoạn, xem xét đầy đủ trách nhiệm các cấp và cá nhân. Làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, cố ý hay vô tình. Một số dự án đã có kết luận của thanh tra có thể xử lý trách nhiệm hình sự.

Rà soát các công trình thủy điện

Một vấn khác được đại biểu nêu ra là quy trình xả lũ các thủy điện trong thời gian qua gây bức xúc trong dư luận. Đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) nêu câu hỏi về việc xử lý sai phạm về thủy điện xả lũ: "Bộ Công Thương đã rà soát các công trình thủy điện đến đâu để người dân được sống an toàn?

Về vấn đề này Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, chúng ta không phát triển thủy điện bằng mọi giá. Quan điểm của Bộ Công Thương là sẽ rà soát để loại bỏ các thủy điện nhỏ, không đạt yêu cầu vận hành. Về quy trình xả lũ quy định rõ ràng, thủy điện trên 1 triệu m3 nước do Bộ Công Thương phê duyệt quy trình, còn dưới mức đó do địa phương quyết định. Các thủy điện đều phải xây dựng phương án an toàn cho vùng hạ du. Đủ phương án này mới được cấp giấy phép. Các thủy điện đều phải để áp ứng nguyên tắc trên.

Về việc các thủy điện xả lũ trong thời gian qua gây ra bức xúc trong nhân dân, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đã cử các đoàn kiểm tra và thấy rằng, quy trình xả lũ có nhưng việc chấp hành còn nhiều bất cập. Ví dụ khi xả phải thông báo cho chính quyền địa phương nhưng việc thông báo lại không nói rõ, đầu đủ tới người dân, chính quyền địa phương. Ví dụ. tại thủy điện Hố hô, ban quản lý có gọi điện nhưng không thấy ai nghe máy, không báo tiếp được dẫn tới không đảm bảo truyền thông tin.

Có phương án xả lũ nhưng không thực hiện diễn tập, nên việc thực hiện không hiệu quả, không chủ động. Hệ thống quan trắc của thủy điện không đảm bảo, vì vậy Bộ Công Thương sẽ tổng kiểm tra lại chất lượng quy trình xả lũ và các phương án. Kiểm tra lại chất lượng phòng chống lụt bão, tập huấn, lãm rõ trách nhiệm, thực hiện nghiêm các chế tài. Nếu vi phạm pháp luật có thể rút phép các dự án thủy điện và làm rõ trách nhiệm của Chính quyền địa phương.  "Thời gian tới chúng tôi sẽ kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ quy trình xã lũ", Bộ trưởng cam kết.

Theo Tin tức

;
.
.
.
.
.