Đà Nẵng: hơn 2.500 nhà dân bị ngập, khẩn cấp ứng phó lũ lên nhanh

.

ĐNO – Khoảng 9 giờ sáng 5-11, lũ lớn trên sông Vu Gia bắt đầu tràn về xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, chỉ 2 giờ sau đã dâng cao đến 1,1m, gây ngập sâu nhiều tuyến đường và nhà dân.

30 phút dâng cao 30cm

Nhiều nhà dân ở xã Hòa Nhơn đã bị ngập sâu trong lũ.
Nhiều nhà dân ở xã Hòa Nhơn bị ngập sâu trong lũ. Ảnh: KHÁNH HÀ
Một nhà dân ở thôn La Bông, xã Hòa Tiến cũng đã ngập trong lũ.
Một nhà dân ở thôn La Bông, xã Hòa Tiến cũng đã ngập trong lũ. Ảnh: KHÁNH HÀ

“Lũ lên nhanh quá!” - người dân ở các thôn La Bông, Lệ Sơn Bắc… (xã Hòa Tiến) nói với phóng viên như vậy.

“Mới thấy lũ tràn về lúc 9 giờ sáng, vậy mà đến 11 giờ, khi đi trên đường đã lội đến ngang ngực và bắt đầu ngập nhà dân. Lũ lên nhanh khiến tôi không kịp dọn dẹp, kê đồ đạc”, ông Nguyễn Sương (trú tổ 6, thôn Lệ Sơn Bắc, xã Hòa Tiến) cho biết.

Còn ông Đặng Việt (trú tổ 6, thôn Lệ Sơn Bắc, xã Hòa Tiến) cho hay: “Lũ lên nhanh phải tất tả đưa vật nuôi lên nơi cao ráo!”.

Chỉ sau 30 phút, lũ đã dâng lên hơn 2 ... bắt đầu tràn lên mặt đường ADB 5.
Chỉ sau 30 phút, lũ đã dâng lên 30cm  và bắt đầu tràn lên mặt đường ADB 5. Ảnh: KHÁNH HÀ
Lúc 11 giờ, gần như toàn tuyến đường ... âm huyện Hòa Vang đã bị ngập sâu.
Lúc 11 giờ, gần như toàn tuyến đường ADB 5 từ xã Hòa Tiến đi trung tâm huyện Hòa Vang bị ngập sâu. Ảnh: KHÁNH HÀ
Lũ bắt đầu tràn qua các tuyến đường tỉnh lộ ở xã Hòa Tiến lúc 11 giờ
Lũ bắt đầu tràn qua các tuyến đường tỉnh lộ ở xã Hòa Tiến lúc 11 giờ. Ảnh: KHÁNH HÀ

Theo UBND xã Hòa Tiến, đến 11 giờ trưa, lũ đã ngập hoàn toàn 6 thôn là Cẩm Nê, Bắc An, Thạch Bồ, An Trạch, Lệ Sơn 2 và Nam Sơn; các thôn Lệ Sơn Nam, Lệ Sơn Bắc, La Bông và Yến Nê 2 cũng đã ngập một phần.

Nhiều tuyến đường ở xã Hòa Nhơn đã bị ... ân chủ yếu đi lại bằng xuống, ghe.
Nhiều tuyến đường ở xã Hòa Nhơn đã bị chia cắt, người dân chủ yếu đi lại bằng xuồng. Ảnh: KHÁNH HÀ

Các tuyến đường như: ĐH 409, đường liên thôn La Bông đi Yến Nê 2, đường Yến Nê 1 đi tổ 3 Cẩm Nê, cầu Bến Giang, đường liên thôn An Trạch đi La Châu Bắc, liên thôn từ ĐH 409 đi Nam Sơn… cùng nhiều tuyến kiệt, hẻm đã bị ngập sâu.

Lúc 11 giờ 30, lũ chuẩn bị tràn bờ sông Cẩm Lệ.
Lúc 11 giờ 30, lũ chuẩn bị tràn bờ sông Cẩm Lệ. Ảnh: KHÁNH HÀ
Đường ĐH 409 đã chìm sâu trong lũ.
Đường ĐH 409 chìm sâu trong lũ. Ảnh: KHÁNH HÀ
Một tuyến đường liên thôn ở xã Hòa Tiến bị lũ chảy cắt qua.
Một tuyến đường liên thôn ở xã Hòa Tiến bị lũ chia cắt. Ảnh: KHÁNH HÀ

Hiện nay, xã Hòa Tiến đã tổ chức căng dây và đặt biển cảnh báo nguy hiểm ở những đoạn đường ngập nước. Đài truyền thanh xã liên tục phát thông báo những tuyến đường bị ngập nước và nhắc nhở người dân chủ động thu hoạch hoa màu, chuẩn bị chống lũ…

Lúc 11 giờ, UBND xã Hòa Tiến bắt đầu chặn lưu thông trên đường ADB 5.
Lúc 11 giờ, UBND xã Hòa Tiến bắt đầu chặn lưu thông trên đường ADB 5.

Hiện có 2.320 hộ/7.920 khẩu bị ngập lũ, tuy nhiên chưa ngập đến mức phải di dời. Lũ cũng đã ngập sâu và gây thiệt hại cho 10,2ha rau cải; 20.000 cây hoa cúc, vạn thọ… và diện tích 1.000m2 trồng nấm rơm.

Trong khi đó, theo UBND xã Hòa Nhơn, có 300 hộ dân bị ngập, hầu hết đều đã bị lũ tràn vào nhà, trong đó 30 hộ ngập sâu hơn 1,2m và đã di dời 10 hộ đến nơi cao ráo. Lũ còn ngập sâu, gây chia cắt các tuyến đường ĐH2, cầu Bà Hủ… Ngoài ra, lũ đã ngập 3 vùng rau: Thạch Nham Tây, Phước Hưng Nam, Ninh An, Phú Hòa 1 (trồng bí đao, dưa leo, khổ qua, cải…) với tổng diện tích ngập 10ha.

Một đoạn đường ngập nước ở xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang.
Một đoạn đường ngập nước ở xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang. Ảnh: KHÁNH HÀ

 Trong khi đó, theo Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, trong khu vực đô thị, do mưa nhiều đã làm ngập nước tuyến đường dẫn vào Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng, đường Lạc Long Quân, trước cổng khu công nghiệp Hòa Khánh…

Đến 10 giờ sáng 5-11, 11 thôn ở xã Hòa Liên đã bị ngập, xã Hòa Phong ngập 7 thôn, Hòa Khương 3 thôn, Hòa Bắc 3 thôn và Hòa Sơn 1 thôn…

QL14 nối Đà Nẵng đi qua huyện Đại Lộc (Quảng Nam) lên các tỉnh Tây Nguyên bị ngập sâu trong nước, tê liệt giao thông. 

Tuyến giao thông huyết mạch nối Đà Nẵng đi qua huyện Đại Lộc, Quảng Nam lên các tỉnh Tây Nguyên đi bị chia cắt, cấm đường. Ảnh: THÀNH LÂN
Tuyến giao thông huyết mạch nối Đà Nẵng đi qua huyện Đại Lộc, Quảng Nam lên các tỉnh Tây Nguyên đi bị chia cắt, cấm đường. Ảnh: THÀNH LÂN

Huy động thêm thủy điện A Vương giảm lũ hạ du sông Vu Gia

Từ đêm 4-11, 2 hồ thủy điện Sông Bung 4 và Đăk Mi 4 được lênh vận hành giảm lũ, được phép tích lũ đến mực nước cao nhất cho phép (đầy hồ). Theo đó, 2 hồ chứa này đã tích từ 80-85% lượng lũ về hồ và chỉ xả lũ về sông Vu Gia từ 15-20%.

Do lưu lượng lũ về các hồ chứa nhiều, đến sáng nay (5-11), Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam tiếp tục huy động thêm hồ thủy điện A Vương vận hành giảm lũ, được phép tích đến đầy hồ.

Tuy nhiên, đến trưa 5-11, lưu lượng xả lũ về sông Vu Gia của các hồ thủy điện tăng từ 2 đến 3,5 lần do thủy điện Sông Bung 4 đã tích đến đầy hồ, trong khi hồ thủy điện Đăk Mi 4 chỉ còn 1,5m nữa là tích đến mực nước dâng bình thường.

Với trữ lượng lũ đổ về hạ du sông Vu Gia như hiện tại (3.793m3/s lúc 13 giờ trưa 5-11), mực nước lũ ở huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ sẽ còn tiếp tục dâng cao và tình hình ngập lũ còn kéo dài ít nhất một ngày nữa.

Khẩn trương ứng phó

Người dân di dời bè nuôi cá vào bờ sông Cẩm Lệ để tránh lũ gây thiệt hại.
Người dân di dời bè nuôi cá vào bờ sông Cẩm Lệ để tránh lũ gây thiệt hại. Ảnh: KHÁNH HÀ

Trước tình hình đó, để chủ động ứng phó với mưa lũ, vào trưa 5-11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng đã có công điện yêu cầu UBND các quận, huyện triển khai ngay phương án phòng, chống lũ; rà soát, sơ tán nhân dân tại các khu dân cư những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn, đặc biệt chú ý nhân dân sống tại khu vực ven sông Yên, Túy Loan và Cu Đê (các xã Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Phú, Hòa Nhơn, Hòa Liên, Hòa Bắc), khu vực biển Liên Chiểu; dự trữ lương thực, nước uống đề phòng lũ lớn; thông báo tình hình mưa lũ để nhân dân chủ động ứng phó, hạn chế nhân dân đi lại trong vùng ngập lũ; sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn để chủ động, kịp thời xử lý khi thiên tai xảy ra...

Bên cạnh đó, cần khẩn trương tiến hành triển khai dọn dẹp vệ sinh, môi trường, cây xanh ngã đổ trên các tuyến đường chính phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, bảo đảm mỹ quan đô thị theo Thư kêu gọi của Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ.

Người dân chủ động đưa gia súc lên nơi cao ráo để tránh lũ.
Người dân chủ động đưa gia súc lên nơi cao ráo để tránh lũ. Ảnh: KHÁNH HÀ

Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy chuẩn bị lực lượng hỗ trợ các địa phương tổ chức di dời, sơ tán nhân dân ở các vùng ngập sâu.

Một cụ già được dìu đi tránh lũ.
Một cụ già được dìu đi tránh lũ. Ảnh: KHÁNH HÀ

Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải thành phố triển khai phương án phòng chống ngập, lụt các khu vực đô thị và các tuyến đường giao thông; chỉ đạo Công ty Công viên cây xanh thực hiện công tác chằng chống, tỉa cây xanh đường phố và nhanh chóng khắc phục, dựng, trồng lại lại các cây bị nghiêng, ngã đổ; kiểm tra, chỉ đạo nhà thầu thi công khơi thông bảo đảm thoát nước tạm cho tuyến kênh, không để ngập úng tại khu vực xã Hòa Liên và khu vực lân cận, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành tuyến kênh thoát lũ tổng thể Hòa Liên.

Các sở xây dựng chuyên ngành chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng, sạt lở do mưa, lũ lớn cho các công trình và các khu dân cư đang thi công dở dang.

KHÁNH HÀ

 

;
.
.
.
.
.