.

Sức sống Đà Nẵng

Trong chuyến về thăm và làm việc tại Đà Nẵng tháng 3 năm 2009, phát biểu tại Lễ khánh thành cáp treo Bà Nà 2 kỷ lục thế giới, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dánh giá: “Đà Nẵng với những dổi thay rất đáng khâm phục. Những tuyến đường mới khang trang, những cây cầu mới hiện đại, tiêu biểu cho một sức sống mãnh liệt của người dân Đà Nẵng. Đà Nẵng ngày càng văn minh, giàu đẹp, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.”

Sức sống mãnh liệt của người Đà Nẵng được minh chứng một cách ấn tượng qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối 2008 và suốt cả năm 2009. Cũng như cả nước, Đà Nẵng chịu tác động rất lớn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kinh tế sa sút, hàng trăm doanh nghiệp thiếu vốn liếng, nguyên liệu, nhân công và đơn hàng. Hàng ngàn công nhân bị mất việc làm, làn sóng công nhân hồi hương như là một thách thức lớn của công cuộc công nghiệp hóa; Đời sống những người có công với cách mạng, những đối tượng chính sách, những người làm công ăn lương, những người lao động tự do, các tầng lớp dân nghèo vốn khó khăn, nay càng khó khăn hơn. Đảng bộ, chính quyền thành phố phải tập trung mọi nguồn lực, tìm các quyết sách chống chọi với tác động của khủng hoảng kinh tế, tập trung giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Thành phố tập trung chăm lo đến việc cải thiện chất lượng sống của các đối tượng chính sách, các hộ nghèo neo đơn và đời sống của người lao động. Sức sống mãnh liệt đó đã làm nên “Hiện tượng Đà Nẵng” mà không chỉ người dân Đà Nẵng mà bạn bè trên mọi miền đất nước đều cảm nhận được. Một đô thị trẻ, năng động, phát triển mạnh mẽ trên mảnh đất từng là căn cứ liên hợp quân sự, chỉ đồn bốt, bom đạn, dây thép gai, chất độc hóa học; một thành phố tiêu điều, tan hoang khi bước ra khỏi chiến tranh. Hơn 700km đường nhựa được nâng cấp, xây dựng mới trong vòng 13 năm có lẽ là một kỷ lục. Rồi cảng biển, sân bay, bệnh viện, trường học  dược đầu tư xây dựng đồng bộ. hiện đại.

13 năm qua, kinh tế, đô thị Đà Nẵng phát triển một cách mãnh mẽ mà nhiều người cảm nhận như họ làm bù cho thời gian ngủ vùi sau chiến tranh. Tốc độ tăng trưởng duy trì liên tục 2 con số. Riêng giai đoạn 2005-2009, dù bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ phát triển kinh tế của Đà Nẵng vẫn ở mức 12%. Chất lượng tăng trưởng được tăng cường bởi môi trường đầu tư luôn được cải thiện theo hướng giảm thiểu rủi ro, phiền hà, tạo khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp.

Trong 2 năm qua, Đà Nẵng duy trì được vị thế dẫn đầu cả nước về chie số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thêm vào đó là chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Kết quả thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài vào thành phố ngày càng cao. Tính đến thời điểm cuối tháng 3 năm 2010, thành phố Đà Nẵng có gần 11.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước. Hiện ĐN có 164 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn 2,62 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện 1,29 tỷ USD.

Chất lượng tăng trưởng còn được thể hiện cơ cấu nền kinh tế được chuyển dịch từ công nghiệp - du lịch, dịch vụ - nông nghiệp sang du lịch, dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp. Trong 2 năm khủng hoảng, thành phố giải quyết được gần 6 vạn việc làm mới cho người lao động. Thu nhập đầu người ngày càng được cải thiện từ 628 USD năm 2000 lên 980 USD năm 2005 và ước đến 2010 vào khoảng 2.000 USD.
Mọi người dân đều cảm nhận một cách sâu sắc bước thay đổi nhảy vọt về chất lượng cuộc sống.

Khi các thành phố khác phải đương đầu với nhiều vấn nạn xã hội như các loại tội phạm hoạt động có tổ chức, băng nhóm xã hội đen; người lang thang xin ăn thì ở Đà Nẵng, người dân yên tâm đi về giữa đêm khuya khoắt. Từ năm 2004, thành phố không còn hộ đói, số hộ nghèo theo chuẩn Trung ương đến năm 2009 cũng cơ bản giải quyết xong. Hai trong 5 nội dung thành phố “5 không” được thay đổi theo hướng nâng cao về chất. Đó là nội dung thứ 1 “Không có hộ đói” được đổi thành “Không có hộ đặc biệt nghèo” và nội dung “Không có người mù chữ” được đổi thành “Không có trẻ em bỏ học trong độ tuổi”. 

Mức chuẩn nghèo thành phố luôn được nâng cao hơn so với chuẩn nghèo do Trung ương đề ra. Việc thay đổi nội dung “thành phố 5 không” cho thấy một chính quyền vì dân thì không bao giờ thỏa mãn với những gì đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân.

Hiện tượng Đà Nẵng được ghi nhận từ bước đột phá quyết liệt trong cách nghĩ, cách làm. Với tinh thần “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cá nhân”, Đà Nẵng đã có các bước đi táo bạo, đầy tính quyết đoán của lãnh đạo thành phố như đề ra các chương trình phát triển cụ thể, độc đáo và rất phù hợp với đặc điểm tình hình của mình. Đó là việc thực hiện các phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” “Khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng”, Xây dựng Trung tâm hành chính thành phố; đề ra các chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, thành phố không có nạn bạo hành gia đình...

   Trở thành thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng chỉ 2 bàn tay trắng, vốn liếng chẳng đáng là bao, đầu tư của Trung ương còn hạn chế,  để phát triển, phải huy động nội lực, huy động sức dân để mang lại đời sống no ấm cho dân. Các phương thức “Khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ hạ tầng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy và chính đó là những nguồn lực quan trọng thúc đẩy thành phố phát triển.        

TRƯƠNG CÔNG ĐỊNH

;
.
.
.
.
.