Ông Yoichi Kato, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại
Tại khu vực miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, số DN Nhật đến đầu tư còn khá thấp, trong khi Đà Nẵng có nhiều lợi thế như cơ sở hạ tầng phát triển tốt, có sân bay quốc tế, có cảng biển, có các khu công nghiệp, cơ chế kêu gọi đầu tư thông thoáng, lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ, có mối quan hệ tốt đẹp giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Đà Nẵng... Đặc biệt là Đà Nẵng nằm ở điểm cuối của tuyến Hành lang Kinh tế Đông -Tây, là cửa ngõ quan trọng nhất thông ra thế giới. Cũng theo ông Yoichi Kato, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng có những yêu cầu giống các nhà đầu tư nước ngoài khác như sự phát triển của các cơ sở hạ tầng, điện, đường, liên lạc, môi trường kinh doanh, tích lũy công nghiệp...
Lễ khởi công xây dựng Khu Du lịch Vinacapital và sân Gôn, dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Còn
theo phân tích của ông Shinichi Iwama, Chủ tịch Công ty Daiwa Việt Nam cho thấy:
Đối với việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm cả các doanh nghiệp
Nhật Bản, thành phố Đà Nẵng là một địa điểm hứa hẹn có khả năng hợp tác cao. Nếu
so sánh với toàn quốc thì khu vực miền Trung có mặt bằng giá nhân công rẻ hơn,
chi phí thấp. Đây là lợi thế để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt
khác, là khu vực có trình độ phát triển thấp hơn ở hai đầu đất nước, các công
nhân được tuyển dụng ở Đà Nẵng phần lớn chưa có kinh nghiệm làm việc, chính vì
thế sau khi được đào tạo, họ lại có tâm huyết với công ty, gắn bó lâu dài hơn. Điều
mà các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng, các doanh nghiệp nước ngoài nói chung
có đồng quan điểm về Đà Nẵng, đó là sinh hoạt của người nước ngoài được bảo đảm
rất tốt về mặt an ninh. Bên cạnh đó, người Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói
riêng rất thân thiện, chăm chỉ và cần cù, dân số Việt Nam có đến 87% theo đạo
và có các quan điểm về tôn giáo khá giống với Nhật Bản.
Bên
cạnh những ưu điểm mà Đà Nẵng có được, ông Shinichi Iwama cũng chỉ ra những điểm
yếu ở thị trường Đà Nẵng như chưa trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, kể cả hạ tầng
về phân phối hàng hóa (Logistic); còn khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, do Đà
Nẵng còn có ít chuyến bay thẳng đến các nước, trong đó có Nhật Bản. Mạng lưới vận
chuyển trong nước nói chung, Đà Nẵng nói riêng còn kém, mất nhiều thao tác liên
quan đến vận chuyển đường bộ do thiếu cơ sở hạ tầng như các tuyến đường cao tốc,
các thủ tục hành chính về thuế, hải quan, công an chưa thật sự thông suốt. Việc
cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện tại chỗ chưa thực hiện được. Các dụng cụ,
trang thiết bị dùng cho nhà máy còn thiếu và hiếm trên thị trường Đà Nẵng.
Ngoài ra, mặc dầu đã được nâng cấp, cải tiến từ tháng 8-2007 nhưng tốc độ và
dung lượng đường truyền Internet còn kém. Việc cắt điện theo kế hoạch để thực
hiện các công trình theo tốc độ phát triển nhanh chóng của thành phố thường xuyên
xảy ra. Việc mất nước sinh hoạt còn nhiều. Hai vấn đề này gây thiệt hại không
nhỏ đến họat động sản xuất của doanh nghiệp. Và theo nhu cầu hiện nay, thiếu điện
sẽ xảy ra trong tương lai gần, cho nên cần có những biện pháp khắc phục. Đà Nẵng
có nhiều trường đại học, tuy nhiên vẫn thiếu lực lượng quản lý, giám sát kỹ thuật
có tay nghề cao, thiếu nguồn nhân lực biết tiếng Nhật, thiếu lực lượng chuyên
môn cho các ngành công nghiệp sản xuất, người có kinh nghiệm làm việc trong
doanh nghiệp. Ngoài ra, do không đủ thể lực nên nhiều lao động không chịu được
cường độ lao động cao. Đặc biệt, hiện nay các doanh nghiệp đang đứng trước khó
khăn về sự “leo thang” đột ngột về giá nhân công...
Đến
nay, bức tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang mở ra những gam màu tươi sáng
đầy hứa hẹn cho Đà Nẵng. Chính vì vậy, Đà Nẵng cần phát huy tốt hơn nữa những lợi
thế mà mình đang có, cũng như giải quyết rốt ráo những tồn tại mà các nhà doanh
nghiệp, các chuyên gia kinh tế Nhật Bản đã đưa ra tại Hội thảo “Tác động của hội
nhập kinh tế khu vực và Hành lang kinh tế Đông -Tây đối với Đà Nẵng và miền
Trung Việt Nam” vào trung tuần tháng 3-2008 vừa qua.
Bài và ảnh: THÀNH LÂN