.
BÀ PHẠM THỊ KIM YẾN, PHÓ GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG TBT VIỆT NAM:

Sẽ có 60-70% tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp với quốc tế

.

Hơn 70% tiêu chuẩn của Việt Nam chưa hài hòa với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Vậy đâu là trở ngại của doanh nghiệp Việt Nam và miền Trung, khi muốn vượt qua rào cản từ Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barries to Trade - TBT)?

Bà PHẠM THỊ KIM YẾN (ảnh), Phó Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với báo chí bên lề hội thảo “Thực hiện Hiệp định của WTO về hàng rào kỹ thuật trong thương mại - TBT” sáng ngày 12-6.                                         

* Hiện nay, chưa tới 30% các tiêu chuẩn Việt Nam hài hòa với hệ thống tiêu chuẩn của quốc tế, điều đó có phải là cản trở lớn của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang nước ngoài không, thưa bà?

- Theo Đề án triển khai thực hiện Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Việt Nam sẽ nâng mức độ hài hòa hóa các tiêu chuẩn lên khoảng 60-70% trong vòng 5 năm nữa, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mức độ hài hòa của Việt Nam thấp, nhưng khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết thực hiện ngay Hiệp định này.

Như vậy, cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp đều khó, vì nền kinh tế của chúng ta chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, chúng ta cần có nhiều thời gian để chuyển đổi. Ngay trong giai đoạn này, có rất nhiều quy chuẩn của ta chưa thể chuyển ngay sang quy chuẩn mới, nghĩa là hàng hóa xuất ra nước ngoài sẽ gặp nhiều bất lợi hơn.

Theo Hiệp định TBT, các dự thảo quy chuẩn kỹ thuật phải được gửi cho các bên liên quan 60 ngày trước khi ban hành. Quy trình này đã được Việt Nam thực hiện như thế nào?

 

Doanh nghiệp miền Trung và Đà Nẵng làm gì để hàng hóa có thể thâm nhập thị trường thế giới?

Khi sản xuất, doanh nghiệp phải áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng hàng hóa do mình sản xuất; tuân thủ đúng các quy chuẩn kỹ thuật được ban hành trên lãnh thổ Việt Nam.
 
Doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang nước nào, phải tìm hiểu đầy đủ những thông tin liên quan về yêu cầu hàng hóa của nước đó. Chỉ có như vậy, khi đó, hàng hóa mới được phép lưu thông và xâm nhập được thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn thường được viện dẫn trong các quy chuẩn kỹ thuật, và sẽ được soát xét 5 năm một lần, nên cần chú ý cập nhật thông tin về các biện pháp kỹ thuật liên quan đến hàng hóa xuất khẩu.
 
Bất kỳ doanh nghiệp nào có vướng mắc gì trong việc tìm hiểu các quy định của Hiệp định TBT, có thể gửi câu hỏi đến ngay Văn phòng TBT Việt Nam ở số 8 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Trong vòng 5 ngày, văn phòng sẽ gửi câu trả lời cho doanh nghiệp.

 
- Chúng tôi nhấn mạnh rằng, trừ những quy chuẩn gây “cản trở thương mại”, còn các quy chuẩn đã bảo đảm hài hòa hóa, minh bạch hóa, có căn cứ khoa học... thì không cần phải thông báo. Từ khi gia nhập WTO (7-11-2006) đến nay, văn phòng TBT Việt Nam mới gửi 2 thông báo đến WTO về xăng dầu và đồ chơi trẻ em, được các nước rất quan tâm.

Hiệp định TBT đã được phổ biến đúng với tầm quan trọng của nó ở miền Trung và Đà Nẵng chưa?

- Ở khu vực miền Trung, các sở, ban, ngành cũng rất chú trọng đến việc phổ biến Hiệp định, đặc biệt là các Sở Khoa học - Công nghệ. Văn phòng TBT cũng có nhiều buổi hội thảo phổ biến kiến thức về Hiệp định ở Quảng Nam, Quảng Bình, Đà Nẵng...

Hiệp định này rất quan trọng, như là một biện pháp bảo vệ nền sản xuất trong nước được các nước thành viên áp dụng nhiều nhất khi các hàng rào thuế quan có xu hướng giảm dần.
 
Doanh nghiệp miền Trung cần nắm bắt cụ thể hơn các quy định của Hiệp định, để làm sao chúng ta có thể khai thác triệt để những hiệu quả hỗ trợ từ Hiệp định này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi xuất hàng đi, chúng ta phải nắm các quy định về hàng hóa của nước sở tại.

Doanh nghiệp có cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế không?

- Không, vì xây dựng tiêu chuẩn là rất tốn kém. Hiện nay, chúng ta có nhiều hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9000, ISO 14000... Tùy theo chiến lược, định hướng kinh doanh và thị trường của mình, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn việc áp dụng tiêu chuẩn một cách khôn ngoan và phù hợp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất cho tiêu thụ nội địa, cần áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam, nhưng doanh nghiệp có ý đồ xuất khẩu sang Úc, Mỹ, châu Âu thì phải theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn của nước đó.

Xin cảm ơn bà.

HẰNG VANG (thực hiện)

;
.
.
.
.
.