Gần một năm nay, việc thực hiện niêm yết giá (NYG) các mặt hàng được bày bán trong chợ (nhất là chợ loại 1) đối với tiểu thương hầu như chỉ là hình thức “trên bảo thì dưới phải làm”. Còn làm như thế nào là tùy theo ý thích của người buôn bán, bởi lẽ việc thực hiện NYG và bán theo giá niêm yết (GNY) không được nhiều chủ quầy hàng quan tâm.
Nếu có cũng chỉ là hình thức đối phó mỗi khi có lực lượng chức năng kiểm tra, hoặc có NYG nhưng giá lại không đúng với thực tế.
Chợ “đuổi” khách
Nhưng qua trao đổi với nhà cung cấp, cà-phê Long tại hầu hết các điểm bán sỉ và lẻ chỉ trên 70.000 đồng/kg. Theo lời chị quản lý cà-phê Long, “đây là giá thỏa thuận của chúng tôi với người bán lại, bởi vậy giá chênh lệch không bao nhiêu”.
Chị Thủy, một người đi cùng đoàn, chọn mua đôi dép nữ với giá niêm yết 150.000 đồng, sau nhiều lời chèo kéo, chủ hàng đã đồng ý bán với giá 130.000 đồng. Như vậy, rõ ràng việc NYG và bán theo GNY tại các chợ đã không thực hiện đúng theo quy định. Có những sản phẩm giống nhau, nhưng mỗi chợ lại NYG một kiểu và bán giá khác nhau.
Tâm trạng chung ở nhiều khách du lịch khi đến Đà Nẵng đều tỏ ra bất bình với cung cách mua bán ở các chợ. Có người sau một hồi “ôm” về một đống quà giá trị cả triệu đồng đã không khỏi thất vọng vì bị mua hớ, đã bấm bụng nhủ lòng từ nay sẽ không bao giờ mua hàng ở chợ Hàn nữa. Hai chợ thu hút số lượng lớn du khách tìm tới mua sắm nhiều nhất là chợ Cồn và chợ Hàn đã bao phen làm du khách khiếp sợ với cách tiếp đón của các tiểu thương: “Mua đi chị…”, “Lựa đi em”…, “Cứ thử đi, chị không ép lấy đâu mà sợ”…
Thế nhưng, khi du khách thử đồ xong mà không mua hàng là y như rằng khó yên thân với khổ chủ. Nhỏ nhẹ nhất là bị chửi vài ba câu, nặng là “mới mơi xưa của tui đó, mở hàng không lấy là không xong đâu”. Kiểu mua bán nói trên, ai dám chắc lần sau quay lại, du khách sẽ tìm đến những địa chỉ mua sắm như thế này?
Làm sao kéo khách trở lại?
Khách đến mua sắm tại chợ Hàn. |
Cơ chế thực hiện NYG cũng còn một số bất cập khiến các cơ sở kinh doanh khó thực hiện. Theo quy định, các chủ cửa hàng có thể niêm yết bằng bảng giá áp dụng chung cho nhiều mặt hàng hoặc dùng thẻ giá để niêm yết cho từng mặt hàng. Tuy nhiên, theo một số chủ cửa hàng, hình thức niêm yết bằng bảng giá khó thực hiện, bởi khách hàng thường mất nhiều thời gian khi tìm kiếm tên, giá hàng trên bảng giá, và khi có sự điều chỉnh về giá thì lại mất nhiều thời gian, chi phí để in, viết lại.
Đối với các cửa hàng tạp hóa, lượng hàng hóa nhiều, tốc độ lưu chuyển nhanh, càng khó thực hiện theo cách này. Một khó khăn nữa từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, đó là trong thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát niêm yết giá chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng như xăng dầu, xi-măng, sắt thép… còn các mặt hàng gia dụng, may mặc, lương thực, thực phẩm vẫn bỏ ngỏ.
Ông Mai Hữu Thông, Phó Giám đốc Công ty Quản lý các chợ Đà Nẵng, cho biết: Mặc dù Ban giám đốc công ty thường xuyên chỉ đạo cho BQL các chợ, vận động các tiểu thương niêm yết và bán đúng GNY, nhưng việc làm này cần có thời gian để dần dần thay đổi thói quen nói thách giá - trả giá giữa người mua và người bán.
Hiện đa số tiểu thương ngại thay đổi, sửa GNY ghi trên bảng theo thực tế. Từ trước tới nay, lực lượng Quản lý thị trường đã nhiều lần phối hợp với BQL các chợ tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt các hành vi liên quan đến việc NYG bán, nhưng việc xử lý chỉ theo hướng nhắc nhở là chính. Các đợt kiểm tra cho thấy, điểm chung là các tiểu thương sau khi được phổ biến đã thực hiện khá đầy đủ việc niêm yết, song việc thực hiện theo đúng GNY vẫn chưa tốt. Làm sao kéo khách trở lại, câu trả lời dành cho các BQL chợ và người kinh doanh.
Bài và ảnh: TRỌNG HÙNG