.

7 nhóm giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011

.

Là năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, vì vậy, việc thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2011 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

 

Mô tả ảnh.
Năm 2011, phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7-7,5% so với năm 2010. (Ảnh minh họa).

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự đoán ngân sách nhà nước năm 2011.

Năm 2011, phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7-7,5%, so với năm 2010; chỉ số tăng giá tiêu dùng tăng không quá 7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với năm 2010, nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu; bội chi ngân sách Nhà nước ở mức khoảng 5,35% GDP; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 40% GDP;...

Để thực hiện có kết quả các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện có kết quả 7 nhóm giải pháp chủ yếu.

7 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011

Thứ nhất, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. 
Thứ hai, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế. 
Thứ ba, triển khai quy hoạch, tiếp tục nâng cao chất lượng nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.Thứ tư, đảm bảo an sinh xã hội gắn với thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Thứ năm, tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường phòng, chống tham nhũng.
Thứ bảy, tăng cường quốc phòng, an ninh , bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.                 

P.V

;
.
.
.
.
.