Nằm trong chuỗi sự kiện của Hội nghị thường niên lần thứ 44, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), chiều 2-5, nước chủ nhà Việt Nam đã có buổi họp báo dưới sự chủ trì của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu để thông tin chính thức về sự kiện.
“Lạm phát sẽ được bàn nhiều tại Hội nghị lần này”, ông Giàu cho hay. Không chỉ Việt Nam, nhiều nước trong khu vực cũng đang phải đối mặt với vấn đề lạm phát tăng cao, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ... Trao đổi tại buổi họp báo, nhiều phóng viên trong và ngoài nước cũng đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề này.
Theo ông Giàu, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới không nhanh như mong đợi. Bên cạnh những bất ổn liên tiếp diễn ra trong thời gian gần đây trên thế giới, các vấn đề nội tại của nền kinh tế cũng cản trở sự phát triển ổn định, vững chắc.
Sau năm 2009-2010 thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng để thúc đẩy tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, đến đầu năm nay, Chính phủ Việt Nam đã chuyển hướng điều hành sang một “kịch bản” mới, giảm giá VND, đồng thời thực hiện nhiều chính sách tác động giảm tổng cầu, thông qua Nghị quyết số 11.
“Sau hai tháng thực hiện Nghị quyết 11, liên quan đến thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, diễn biến thị trường đang theo kịch bản của Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Đến ngày 27/4 vừa rồi, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 5,63%, với mục tiêu tăng trưởng dưới 20% trong năm nay, chúng tôi cho rằng có thể kiểm soát tốt”, ông Giàu cho hay.
Cũng theo người đứng đầu ngành ngân hàng, các thị trường ngoại tệ, thị trường vàng trong vòng một tháng nay diễn biến bình ổn, đi vào nền nếp và nằm trong tầm chủ động kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước.
Với chính sách tài khóa, cùng với việc cắt giảm chi thường xuyên, giảm bội chi ngân sách, giảm tín dụng đầu tư, theo ông Giàu, báo cáo rà soát đầu tư đã “tuyên bố” cắt giảm khoảng 97 nghìn tỷ đồng vốn kế hoạch năm nay.
“Việc thực hiện Nghị quyết 11, với sự đồng thuận của xã hội, đang đi vào những bước đúng hướng, kết quả ban đầu theo chúng tôi là tốt, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội”, ông Giàu nói.
Thông tin thêm, Thống đốc cho biết tại Hội nghị lần này, Hội đồng Thống đốc sẽ ra thông điệp về chống lạm phát, sau khi nghe báo cáo của các thành viên.
Hội nghị thường niên ADB là nơi các thống đốc có thể đưa ra định hướng về những ưu tiên hoạt động, ưu tiên tài trợ cũng như ưu tiên về quản lý hành chính.
Diễn ra từ ngày 3 đến 6-5, Hội nghị thường niên đầu tiên của ADB tổ chức tại Việt Nam có sự góp mặt của khoảng 3.600 đại biểu, gồm các nhà hoạch định chính sách, giới doanh nhân, các nhà nghiên cứu, và đại diện các tổ chức phát triển và các tổ chức xã hội dân sự, các hãng thông tấn báo chí...
Hội nghị sẽ tập trung thảo luận những mối quan tâm đang nổi lên như giá lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, bàn thảo về những chiến lược tốt nhất mà ADB cần phối hợp với khu vực công và khu vực tư nhân nhằm giảm nghèo và đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong dài hạn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tại hội nghị năm nay, ADB sẽ trình bày những kết quả ban đầu của bản báo cáo “Châu Á năm 2050 – Xây dựng một thế kỷ châu Á”, trên phương diện nhân khẩu học, xã hội, môi trường, những thách thức kinh tế ở phía trước, và khu vực này cần phải làm gì để đảm bảo được một tương lai thịnh vượng cho 40 năm tới.
Cùng với đại diện G20, Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) và Bộ Tài chính Nhật Bản, ADB cũng tổ chức phiên thảo luận quan trọng về cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế trong bối cảnh ảnh hưởng của kinh tế và tài chính châu Á đang gia tăng.
Loạt sự kiện mới tại Hội nghị năm nay đến từ đề xuất của nước chủ nhà Việt Nam - chuỗi hội nghị cấp cao về thương mại và đầu tư “Vietnam Business Summit”, sẽ được tổ chức vào ngày đầu tiên của Hội nghị.
Việt Nam là quốc gia thành viên của ADB từ năm 1966. Cho đến nay, ADB đã cung cấp cho Việt Nam 114 khoản vay chính phủ với tổng trị giá 9,09 tỉ USD, một khoản bảo lãnh trái quyền trị giá 325 triệu USD, 225 dự án hỗ trợ kỹ thuật ưu đãi với tổng trị giá 199,5 triệu USD, và 26 khoản viện trợ ưu đãi khác trị giá 150,1 triệu USD.
ADB cũng cung cấp 8 khoản vay trái quyền, 2 khoản bảo lãnh rủi ro chính trị, và một khoản vay loại B với tổng trị giá 280 triệu USD. Việt Nam cũng tham gia vào một loạt các dự án hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu chủ trì họp báo (Ảnh: Anh Quân) |
Theo ông Giàu, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới không nhanh như mong đợi. Bên cạnh những bất ổn liên tiếp diễn ra trong thời gian gần đây trên thế giới, các vấn đề nội tại của nền kinh tế cũng cản trở sự phát triển ổn định, vững chắc.
Sau năm 2009-2010 thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng để thúc đẩy tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, đến đầu năm nay, Chính phủ Việt Nam đã chuyển hướng điều hành sang một “kịch bản” mới, giảm giá VND, đồng thời thực hiện nhiều chính sách tác động giảm tổng cầu, thông qua Nghị quyết số 11.
“Sau hai tháng thực hiện Nghị quyết 11, liên quan đến thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, diễn biến thị trường đang theo kịch bản của Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Đến ngày 27/4 vừa rồi, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 5,63%, với mục tiêu tăng trưởng dưới 20% trong năm nay, chúng tôi cho rằng có thể kiểm soát tốt”, ông Giàu cho hay.
Cũng theo người đứng đầu ngành ngân hàng, các thị trường ngoại tệ, thị trường vàng trong vòng một tháng nay diễn biến bình ổn, đi vào nền nếp và nằm trong tầm chủ động kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước.
Với chính sách tài khóa, cùng với việc cắt giảm chi thường xuyên, giảm bội chi ngân sách, giảm tín dụng đầu tư, theo ông Giàu, báo cáo rà soát đầu tư đã “tuyên bố” cắt giảm khoảng 97 nghìn tỷ đồng vốn kế hoạch năm nay.
“Việc thực hiện Nghị quyết 11, với sự đồng thuận của xã hội, đang đi vào những bước đúng hướng, kết quả ban đầu theo chúng tôi là tốt, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội”, ông Giàu nói.
Thông tin thêm, Thống đốc cho biết tại Hội nghị lần này, Hội đồng Thống đốc sẽ ra thông điệp về chống lạm phát, sau khi nghe báo cáo của các thành viên.
Hội nghị thường niên ADB là nơi các thống đốc có thể đưa ra định hướng về những ưu tiên hoạt động, ưu tiên tài trợ cũng như ưu tiên về quản lý hành chính.
Diễn ra từ ngày 3 đến 6-5, Hội nghị thường niên đầu tiên của ADB tổ chức tại Việt Nam có sự góp mặt của khoảng 3.600 đại biểu, gồm các nhà hoạch định chính sách, giới doanh nhân, các nhà nghiên cứu, và đại diện các tổ chức phát triển và các tổ chức xã hội dân sự, các hãng thông tấn báo chí...
Hội nghị sẽ tập trung thảo luận những mối quan tâm đang nổi lên như giá lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, bàn thảo về những chiến lược tốt nhất mà ADB cần phối hợp với khu vực công và khu vực tư nhân nhằm giảm nghèo và đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong dài hạn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tại hội nghị năm nay, ADB sẽ trình bày những kết quả ban đầu của bản báo cáo “Châu Á năm 2050 – Xây dựng một thế kỷ châu Á”, trên phương diện nhân khẩu học, xã hội, môi trường, những thách thức kinh tế ở phía trước, và khu vực này cần phải làm gì để đảm bảo được một tương lai thịnh vượng cho 40 năm tới.
Cùng với đại diện G20, Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) và Bộ Tài chính Nhật Bản, ADB cũng tổ chức phiên thảo luận quan trọng về cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế trong bối cảnh ảnh hưởng của kinh tế và tài chính châu Á đang gia tăng.
Loạt sự kiện mới tại Hội nghị năm nay đến từ đề xuất của nước chủ nhà Việt Nam - chuỗi hội nghị cấp cao về thương mại và đầu tư “Vietnam Business Summit”, sẽ được tổ chức vào ngày đầu tiên của Hội nghị.
Việt Nam là quốc gia thành viên của ADB từ năm 1966. Cho đến nay, ADB đã cung cấp cho Việt Nam 114 khoản vay chính phủ với tổng trị giá 9,09 tỉ USD, một khoản bảo lãnh trái quyền trị giá 325 triệu USD, 225 dự án hỗ trợ kỹ thuật ưu đãi với tổng trị giá 199,5 triệu USD, và 26 khoản viện trợ ưu đãi khác trị giá 150,1 triệu USD.
ADB cũng cung cấp 8 khoản vay trái quyền, 2 khoản bảo lãnh rủi ro chính trị, và một khoản vay loại B với tổng trị giá 280 triệu USD. Việt Nam cũng tham gia vào một loạt các dự án hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng.
VnEconomy