Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2011 vừa được Tổng cục Thống kê công bố tăng 2,21% so với tháng trước, mức tăng thấp hơn con số tương ứng cũng được cơ quan này đưa ra cách đây một tháng.
Sau 3 tháng liên tiếp gia tốc và đạt đỉnh ở mức tăng kỷ lục 3,32% trong tháng 4, chỉ số giá tháng này đã đổi chiều xu hướng, thắp lên kỳ vọng lạm phát hạ nhiệt trong thời gian tới.
Điểm lại, cho đến tháng này, CPI đã tăng 12,07% so với tháng 12-2010, lần đầu tiên trong năm chốt ở mức 2 con số. Trượt lên mức tăng 19,78% so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng này đã tiến sát con số lạm phát cuối năm 2008. CPI bình quân 5 tháng 2011 cũng đã tăng 15,09% so với cùng kỳ.
Diễn biến CPI trong 12 tháng qua. |
Điểm lại, cho đến tháng này, CPI đã tăng 12,07% so với tháng 12-2010, lần đầu tiên trong năm chốt ở mức 2 con số. Trượt lên mức tăng 19,78% so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng này đã tiến sát con số lạm phát cuối năm 2008. CPI bình quân 5 tháng 2011 cũng đã tăng 15,09% so với cùng kỳ.
Việc chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 giảm tốc không nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Vì thế, việc đánh giá đúng diễn biến mới ở thời điểm này quan trọng hơn là con số thực tế tăng, hay biên độ thay đổi.
Với các lưu ý thường được chuyên gia từ Tổng cục Thống kê đưa ra cho trường hợp tương tự, mức tăng kế tiếp so với mặt bằng giá đã rất cao trước đó đưa đến nhận định, chỉ số giá tháng này tăng hơn 2% chưa thể nhìn nhận là diễn biến lạc quan.
Một điểm nữa, dù đã giảm tốc nhưng mức tăng tháng 5 vẫn cao hơn các tháng ở giai đoạn Tết Nguyên đán trước đó. So với các tháng 5 trở về trước, mức tăng của tháng này chỉ xếp sau kỷ lục của tháng 5-2008.
Xét ở những lần chỉ số giá tăng đột biến rồi điều chỉnh giảm trước đó, mức chênh lệch trong các lần đổi chiều trước đây khá lớn, đến từ hiệu ứng tác động chính sách, điều chỉnh của cầu tiêu dùng và đầu tư, cũng như thay đổi bên cung.
Phải chăng, ở giai đoạn này chính sách tiền tệ khó đi một chiều kiềm chế lạm phát do khả năng giảm cung tiền khó đạt đồng thuận của hệ thống ngân hàng thương mại đang cạn thanh khoản? Cầu tiêu dùng đã ăn vào khoảng chi tiêu thiết yếu và khó giảm hơn nữa mức tối thiểu cho nhu cầu sống của phần lớn hộ gia đình? Hay đầu cung hàng hóa, dịch vụ không còn khả năng hỗ trợ thị trường sau giai đoạn “kiệt sức” chống chọi với khó khăn?
Các diễn biến mới đáng quan tâm là việc Ngân hàng Nhà nước mua vào 1 tỷ USD tăng dự trữ ngoại hối đã chuyển lượng tiền lớn vào hệ thống ngân hàng thương mại. Từ lượng tiền cung vào hệ thống ngân hàng trong khi tín dụng tăng ở đầu cho vay và giảm phía huy động đang chuyển hóa vào tổng lượng tiền cơ sở.
Trong khi đó, khả năng hút tiền về chưa dễ định lượng, nhập siêu gia tăng nhưng luồng tiền đầu tư từ bên ngoài và kiều hối chưa thể hiện khả năng tài trợ cung ngoại tệ mỏng, gây áp lực mất giá tiền đồng.
Chi phí đầu vào, nguyên nhân đáng kể ảnh hưởng đến lạm phát thời gian gần đây, tiếp tục chuyển hóa vào giá thành sản phẩm, dịch vụ thông qua các tác động từ tăng giá xăng dầu, điện, gas… Chi phí vốn, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu, phí vận chuyển… còn nguyên sức áp đặt lên mặt bằng giá tháng này.
Thể hiện trên chỉ số giá các nhóm hàng hóa dịch vụ thiết yếu, CPI hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở và vật liệu xây dựng đều có mức tăng trên 3% trong tháng 5. Nhóm giao thông chốt ở mức ngay dưới cho thấy cả nguyên nhân tác động từ phía cầu kéo và chi phí đẩy.
Thuốc, dịch vụ y tế; may mặc, mũ nón, giày dép đều tăng vượt 1% trong tháng này cho thấy phần nào tác động từ tăng giá thế giới. Chỉ riêng bưu chính viễn thông là nhóm dịch vụ duy nhất giảm chỉ số giá trong tháng.
Một diễn biến đáng chú ý khác là chỉ số giá vàng tăng tới 1,43%; trong khi chỉ số giá USD lại giảm 0,98% trong tháng 5. Thị trường ngoại hối gần đây có những can thiệp mạnh làm lệch pha cung cầu và giá cả, ảnh hưởng phần nào đến thị trường vàng nhiều thời điểm diễn biến ngược dòng với thế giới.
Trước những thay đổi của chỉ số giá, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) mới đây cũng đưa dự báo, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6-2011 có thể tăng khoảng 0,7-0,8% so với tháng này. Dù lạc quan nhưng tình hình thời tiết và cung điện bất định được cơ quan này nhắc đến như những biến số khó lường trong tháng tới, có khả năng ảnh hưởng đến chỉ số giá.
Với các lưu ý thường được chuyên gia từ Tổng cục Thống kê đưa ra cho trường hợp tương tự, mức tăng kế tiếp so với mặt bằng giá đã rất cao trước đó đưa đến nhận định, chỉ số giá tháng này tăng hơn 2% chưa thể nhìn nhận là diễn biến lạc quan.
Một điểm nữa, dù đã giảm tốc nhưng mức tăng tháng 5 vẫn cao hơn các tháng ở giai đoạn Tết Nguyên đán trước đó. So với các tháng 5 trở về trước, mức tăng của tháng này chỉ xếp sau kỷ lục của tháng 5-2008.
Xét ở những lần chỉ số giá tăng đột biến rồi điều chỉnh giảm trước đó, mức chênh lệch trong các lần đổi chiều trước đây khá lớn, đến từ hiệu ứng tác động chính sách, điều chỉnh của cầu tiêu dùng và đầu tư, cũng như thay đổi bên cung.
Phải chăng, ở giai đoạn này chính sách tiền tệ khó đi một chiều kiềm chế lạm phát do khả năng giảm cung tiền khó đạt đồng thuận của hệ thống ngân hàng thương mại đang cạn thanh khoản? Cầu tiêu dùng đã ăn vào khoảng chi tiêu thiết yếu và khó giảm hơn nữa mức tối thiểu cho nhu cầu sống của phần lớn hộ gia đình? Hay đầu cung hàng hóa, dịch vụ không còn khả năng hỗ trợ thị trường sau giai đoạn “kiệt sức” chống chọi với khó khăn?
Các diễn biến mới đáng quan tâm là việc Ngân hàng Nhà nước mua vào 1 tỷ USD tăng dự trữ ngoại hối đã chuyển lượng tiền lớn vào hệ thống ngân hàng thương mại. Từ lượng tiền cung vào hệ thống ngân hàng trong khi tín dụng tăng ở đầu cho vay và giảm phía huy động đang chuyển hóa vào tổng lượng tiền cơ sở.
Trong khi đó, khả năng hút tiền về chưa dễ định lượng, nhập siêu gia tăng nhưng luồng tiền đầu tư từ bên ngoài và kiều hối chưa thể hiện khả năng tài trợ cung ngoại tệ mỏng, gây áp lực mất giá tiền đồng.
Chi phí đầu vào, nguyên nhân đáng kể ảnh hưởng đến lạm phát thời gian gần đây, tiếp tục chuyển hóa vào giá thành sản phẩm, dịch vụ thông qua các tác động từ tăng giá xăng dầu, điện, gas… Chi phí vốn, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu, phí vận chuyển… còn nguyên sức áp đặt lên mặt bằng giá tháng này.
Thể hiện trên chỉ số giá các nhóm hàng hóa dịch vụ thiết yếu, CPI hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở và vật liệu xây dựng đều có mức tăng trên 3% trong tháng 5. Nhóm giao thông chốt ở mức ngay dưới cho thấy cả nguyên nhân tác động từ phía cầu kéo và chi phí đẩy.
Thuốc, dịch vụ y tế; may mặc, mũ nón, giày dép đều tăng vượt 1% trong tháng này cho thấy phần nào tác động từ tăng giá thế giới. Chỉ riêng bưu chính viễn thông là nhóm dịch vụ duy nhất giảm chỉ số giá trong tháng.
Một diễn biến đáng chú ý khác là chỉ số giá vàng tăng tới 1,43%; trong khi chỉ số giá USD lại giảm 0,98% trong tháng 5. Thị trường ngoại hối gần đây có những can thiệp mạnh làm lệch pha cung cầu và giá cả, ảnh hưởng phần nào đến thị trường vàng nhiều thời điểm diễn biến ngược dòng với thế giới.
Trước những thay đổi của chỉ số giá, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) mới đây cũng đưa dự báo, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6-2011 có thể tăng khoảng 0,7-0,8% so với tháng này. Dù lạc quan nhưng tình hình thời tiết và cung điện bất định được cơ quan này nhắc đến như những biến số khó lường trong tháng tới, có khả năng ảnh hưởng đến chỉ số giá.
VnEconomy