Bộ Tài chính vừa có thông báo về việc điều hành giá xăng dầu trong nước hiện nay. Theo đó, tại thời điểm này, Liên Bộ Tài chính-Công thương quyết định chưa điều chỉnh giá bán lẻ xăng, dầu trong nước.
Liên Bộ Tài chính-Công thương cho biết, từ cuối tuần đầu tháng Tám đến nay, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã giảm so với trước (phiên giao dịch ngày 9-8 vừa qua giá dầu thô ở mức 78,92 USD/thùng).
Tính chung giá các mặt hàng xăng, dầu trên thị trường thế giới bình quân của 10 ngày đầu tháng Tám này so với bình quân giá tháng Bảy vừa qua đã giảm từ 1,48% đến 10,46% tùy theo từng chủng loại xăng, dầu. Trong đó, giá dầu thô giảm mạnh nhất là 10,46%, giá các mặt hàng xăng, dầu thành phẩm giảm không đáng kể (chỉ từ 1,48% đến 3,28%).
Tuy nhiên, tại phiên giao dịch ngày 11-8, giá các mặt hàng xăng dầu trên thị trường thế giới đều đã tăng trở lại, tăng từ 0,94% đến 4,3% so với phiên giao dịch ngày hôm trước tùy theo từng chủng loại mặt hàng; trong đó, dầu thô WTI tăng cao nhất 3,57 USD/thùng (tương đương 4,3%).
Tính bình quân giá xăng dầu thế giới của 30 ngày gần đây (từ ngày 12-7 đến ngày 10-8), giá xăng RON 92 ở mức 122,45 USD/thùng, diezel 0,05S là 129,8 USD/thùng, dầu hỏa là 129,25 USD/thùng, mazut là 671,5 USD/tấn, dầu thô WTI là 93,87 USD/thùng.
So với bình quân 30 ngày trước (từ ngày 10-6 đến ngày 11-7 vừa qua), giá xăng, dầu thành phẩm tăng từ 2,0%-3,1%, tùy theo từng chủng loại. Trong đó giá xăng RON 92 có mức tăng mạnh nhất (3,10%), diezel 0,05S tăng 2,2%, mazut tăng 2,41%, dầu hỏa tăng 2,46%, giá dầu thô (WTI) giảm 1,25%.
Với nguyên tắc tính toán giá cơ sở theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP và Thông tư số 234/2009/TT-BTC, Bộ Tài chính tính toán, xác định giá cơ sở từng mặt hàng xăng dầu; theo đó giá cơ sở đang cao hơn giá bán hiện hành từ 342 đồng/lít, kg đến 530 đồng/lít, kg.
Cụ thể: đối với mặt hàng xăng RON 92 thì giá cơ sở đang cao hơn giá bán hiện hành 458 đồng/lít khi mà giá cơ sở là 21.758 đồng/lít, trong khi giá bán hiện hành là 21.300 đồng/lít. Với diezel 0,05S, giá cơ sở đang cao hơn 342 đồng/lít khi giá bán hiện hành là 21.100 đồng/lít và giá cơ sở là 21.442 đồng/lít. Giá cơ sở dầu hỏa cao hơn 383 đồng/lít khi giá bán hiện hành là 20.800 đồng/lít còn giá cơ sở là 21.183 đồng/lít. Đặc biệt, giá cơ sở mazut cao hơn 530 đồng/kg khi giá cơ sở là 17.330 đồng/kg còn giá bán hiện hành là 16.800 đồng/kg.
Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu hiện cũng đang áp ở mức thấp (từ 0-5%).
Liên Bộ Tài chính-Công thương khẳng định, Liên Bộ sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến của giá xăng, dầu thị trường thế giới, công khai, minh bạch các dữ liệu tính toán giá cơ sở để điều hành giá xăng, dầu trong nước. Đảm bảo nguyên tắc hài hoà lợi ích giữa người tiêu dùng-doanh nghiệp và Nhà nước, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định an sinh xã hội…
Nếu giá thế giới tăng, điều chỉnh giá trong nước, nếu giá thế giới giảm thì khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý (đối với xăng, mazut) và thực hiện giảm giá bán khi có điều kiện.
Tính chung giá các mặt hàng xăng, dầu trên thị trường thế giới bình quân của 10 ngày đầu tháng Tám này so với bình quân giá tháng Bảy vừa qua đã giảm từ 1,48% đến 10,46% tùy theo từng chủng loại xăng, dầu. Trong đó, giá dầu thô giảm mạnh nhất là 10,46%, giá các mặt hàng xăng, dầu thành phẩm giảm không đáng kể (chỉ từ 1,48% đến 3,28%).
Tuy nhiên, tại phiên giao dịch ngày 11-8, giá các mặt hàng xăng dầu trên thị trường thế giới đều đã tăng trở lại, tăng từ 0,94% đến 4,3% so với phiên giao dịch ngày hôm trước tùy theo từng chủng loại mặt hàng; trong đó, dầu thô WTI tăng cao nhất 3,57 USD/thùng (tương đương 4,3%).
Tính bình quân giá xăng dầu thế giới của 30 ngày gần đây (từ ngày 12-7 đến ngày 10-8), giá xăng RON 92 ở mức 122,45 USD/thùng, diezel 0,05S là 129,8 USD/thùng, dầu hỏa là 129,25 USD/thùng, mazut là 671,5 USD/tấn, dầu thô WTI là 93,87 USD/thùng.
So với bình quân 30 ngày trước (từ ngày 10-6 đến ngày 11-7 vừa qua), giá xăng, dầu thành phẩm tăng từ 2,0%-3,1%, tùy theo từng chủng loại. Trong đó giá xăng RON 92 có mức tăng mạnh nhất (3,10%), diezel 0,05S tăng 2,2%, mazut tăng 2,41%, dầu hỏa tăng 2,46%, giá dầu thô (WTI) giảm 1,25%.
Với nguyên tắc tính toán giá cơ sở theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP và Thông tư số 234/2009/TT-BTC, Bộ Tài chính tính toán, xác định giá cơ sở từng mặt hàng xăng dầu; theo đó giá cơ sở đang cao hơn giá bán hiện hành từ 342 đồng/lít, kg đến 530 đồng/lít, kg.
Cụ thể: đối với mặt hàng xăng RON 92 thì giá cơ sở đang cao hơn giá bán hiện hành 458 đồng/lít khi mà giá cơ sở là 21.758 đồng/lít, trong khi giá bán hiện hành là 21.300 đồng/lít. Với diezel 0,05S, giá cơ sở đang cao hơn 342 đồng/lít khi giá bán hiện hành là 21.100 đồng/lít và giá cơ sở là 21.442 đồng/lít. Giá cơ sở dầu hỏa cao hơn 383 đồng/lít khi giá bán hiện hành là 20.800 đồng/lít còn giá cơ sở là 21.183 đồng/lít. Đặc biệt, giá cơ sở mazut cao hơn 530 đồng/kg khi giá cơ sở là 17.330 đồng/kg còn giá bán hiện hành là 16.800 đồng/kg.
Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu hiện cũng đang áp ở mức thấp (từ 0-5%).
Liên Bộ Tài chính-Công thương khẳng định, Liên Bộ sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến của giá xăng, dầu thị trường thế giới, công khai, minh bạch các dữ liệu tính toán giá cơ sở để điều hành giá xăng, dầu trong nước. Đảm bảo nguyên tắc hài hoà lợi ích giữa người tiêu dùng-doanh nghiệp và Nhà nước, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định an sinh xã hội…
Nếu giá thế giới tăng, điều chỉnh giá trong nước, nếu giá thế giới giảm thì khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý (đối với xăng, mazut) và thực hiện giảm giá bán khi có điều kiện.
TTXVN