5 năm tới, đất lúa sẽ được duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Tờ trình về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia vừa được Chính phủ hoàn tất để trình Quốc hội vào kỳ họp tới.
Tờ trình về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia vừa được Chính phủ hoàn tất để trình Quốc hội vào kỳ họp tới.
10 năm qua tại một số địa phương diện tích lúa nước giảm với tốc độ tương đối nhanh. |
Tại đây, Chính phủ cũng đã đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 – 2015, cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu Quốc hội quyết định. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế, yếu kém.
Thiếu đất cho giao thông đô thị
Theo tờ trình, 10 năm qua mặc dù diện tích đất nông nghiệp tăng (từ 9.570 ha lên 10.126 nghìn ha) song tại một số địa phương diện tích lúa nước giảm với tốc độ tương đối nhanh. Mỗi năm Cà Mau giảm 6,2 nghìn ha, Bạc Liêu 5,4 nghìn ha, Tp.HCM 2,7 nghìn ha, nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng như Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc cũng giảm trên 1000 ha/năm.
Trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp chưa đạt chỉ tiêu (15.366 nghìn/16.224 nghìn ha). Đất rừng phòng hộ cũng chỉ đạt 88,30% với 5.795ha.
Đáng chú ý, quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ cấu sử dụng đất trong đô thị chưa hợp lý, tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến 13% (yêu cầu từ 20 – 25%). Đất dành cho giao thông tĩnh cũng thấp dưới 1%, trong khi yêu cầu là từ 3 – 3,5%...
Chính phủ cũng nhìn nhận “công tác quy hoạch sử dụng đất thiên về sắp xếp các loại đất theo mục tiêu quản lý hành chính, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường”.
Lợi ích cục bộ địa phương cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến việc đề xuất quy hoạch thiếu tính đồng bộ, thiếu cân nhắc đến lợi ích chung. Việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại nhiều địa phương còn mang tính hình thức nên dẫn đến việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bị hạn chế, Chính phủ nhìn nhận.
Bảo vệ nghiêm ngặt đất lúa
Theo số liệu của Chính phủ, hiện nay cả nước còn 3.164 nghìn ha đất chưa sử dụng. Trong giai đoạn 20 năm tới diện tích này sẽ được khai thác tối đa.
Phần định hướng và phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) Chính phủ nêu rõ quan điểm quản lý chặt chẽ, bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững. Quy hoạch sử dụng đất phải là công cụ quan trọng của Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, hỗ trợ điều tiết thị trường bất động sản.
Quan điểm duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia cũng được thể hiện mạnh mẽ tại tờ trình.
Chính phủ cho biết, trong quá trình lập phương án quy hoạch sử dụng đất, các địa phương đề xuất nhu cầu chuyển khoảng 500 nghìn ha đất lúa sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp hoặc chuyển cơ cấu cây trồng vật nuôi. Theo đề xuất này tổng diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 chỉ còn trên 3,6 triệu ha.
Sau khi cân nhắc tính toán nhiều phương án, Chính phủ kiến nghị Quốc hội giữ chỉ tiêu đất trồng lúa trên 3,81 triệu ha trong kế hoạch 5 năm 2011 – 2015. Sau năm 2015, căn cứ thực tế của từng địa phương, trong trường hợp cần thiết mới điều chỉnh lại chỉ tiêu này khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2016 – 2020.
Kiến nghị này được đưa ra trên cơ sở phân tích khả năng khai thác, mở rộng diện tích đất trồng lúa để bù đắp vào diện tích đất lúa mất đi là rất hạn chế và tốn kém. Trong khi theo kịch bản biến đổi khí hậu, hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn ha đất lúa sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển dâng.
Và, dự báo đến năm 2020, với dân số khoảng 100 triệu người và sẽ dần đi vào ổn định khoảng 120 triệu người, tổng lương thực cho các nhu cầu của cả nước cần khoảng 47 triệu tấn, diện tích lúa gieo trồng cần tối thiểu khoảng 7,3 triệu ha.
Quyết tâm bảo vệ đất lúc cũng được thể hiện rõ trong các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích địa phương giữ đất lúa, điều tiết phân bổ ngân sách nhà nước đảm bảo lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương thuần nông, nhất là chuyên trồng lúa.
Đồng thời sẽ đánh giá thực trạng sử dụng đất khu công nghiệp nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa sang đất khu công nghiệp.
Báo cáo kế hoạch sử dụng đất 5 năm của Chính phủ sẽ được Ủy ban Kinh tế xem xét, thẩm tra vào phiên họp toàn thể tại Tp.HCM ngày 24/9 tới đây. Sau đó, kế hoạch này cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội quyết định vào kỳ họp cuối năm nay.
Thiếu đất cho giao thông đô thị
Theo tờ trình, 10 năm qua mặc dù diện tích đất nông nghiệp tăng (từ 9.570 ha lên 10.126 nghìn ha) song tại một số địa phương diện tích lúa nước giảm với tốc độ tương đối nhanh. Mỗi năm Cà Mau giảm 6,2 nghìn ha, Bạc Liêu 5,4 nghìn ha, Tp.HCM 2,7 nghìn ha, nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng như Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc cũng giảm trên 1000 ha/năm.
Trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp chưa đạt chỉ tiêu (15.366 nghìn/16.224 nghìn ha). Đất rừng phòng hộ cũng chỉ đạt 88,30% với 5.795ha.
Đáng chú ý, quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ cấu sử dụng đất trong đô thị chưa hợp lý, tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến 13% (yêu cầu từ 20 – 25%). Đất dành cho giao thông tĩnh cũng thấp dưới 1%, trong khi yêu cầu là từ 3 – 3,5%...
Chính phủ cũng nhìn nhận “công tác quy hoạch sử dụng đất thiên về sắp xếp các loại đất theo mục tiêu quản lý hành chính, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường”.
Lợi ích cục bộ địa phương cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến việc đề xuất quy hoạch thiếu tính đồng bộ, thiếu cân nhắc đến lợi ích chung. Việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại nhiều địa phương còn mang tính hình thức nên dẫn đến việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bị hạn chế, Chính phủ nhìn nhận.
Bảo vệ nghiêm ngặt đất lúa
Theo số liệu của Chính phủ, hiện nay cả nước còn 3.164 nghìn ha đất chưa sử dụng. Trong giai đoạn 20 năm tới diện tích này sẽ được khai thác tối đa.
Phần định hướng và phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) Chính phủ nêu rõ quan điểm quản lý chặt chẽ, bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững. Quy hoạch sử dụng đất phải là công cụ quan trọng của Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, hỗ trợ điều tiết thị trường bất động sản.
Quan điểm duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia cũng được thể hiện mạnh mẽ tại tờ trình.
Chính phủ cho biết, trong quá trình lập phương án quy hoạch sử dụng đất, các địa phương đề xuất nhu cầu chuyển khoảng 500 nghìn ha đất lúa sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp hoặc chuyển cơ cấu cây trồng vật nuôi. Theo đề xuất này tổng diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 chỉ còn trên 3,6 triệu ha.
Sau khi cân nhắc tính toán nhiều phương án, Chính phủ kiến nghị Quốc hội giữ chỉ tiêu đất trồng lúa trên 3,81 triệu ha trong kế hoạch 5 năm 2011 – 2015. Sau năm 2015, căn cứ thực tế của từng địa phương, trong trường hợp cần thiết mới điều chỉnh lại chỉ tiêu này khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2016 – 2020.
Kiến nghị này được đưa ra trên cơ sở phân tích khả năng khai thác, mở rộng diện tích đất trồng lúa để bù đắp vào diện tích đất lúa mất đi là rất hạn chế và tốn kém. Trong khi theo kịch bản biến đổi khí hậu, hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn ha đất lúa sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển dâng.
Và, dự báo đến năm 2020, với dân số khoảng 100 triệu người và sẽ dần đi vào ổn định khoảng 120 triệu người, tổng lương thực cho các nhu cầu của cả nước cần khoảng 47 triệu tấn, diện tích lúa gieo trồng cần tối thiểu khoảng 7,3 triệu ha.
Quyết tâm bảo vệ đất lúc cũng được thể hiện rõ trong các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích địa phương giữ đất lúa, điều tiết phân bổ ngân sách nhà nước đảm bảo lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương thuần nông, nhất là chuyên trồng lúa.
Đồng thời sẽ đánh giá thực trạng sử dụng đất khu công nghiệp nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa sang đất khu công nghiệp.
Báo cáo kế hoạch sử dụng đất 5 năm của Chính phủ sẽ được Ủy ban Kinh tế xem xét, thẩm tra vào phiên họp toàn thể tại Tp.HCM ngày 24/9 tới đây. Sau đó, kế hoạch này cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội quyết định vào kỳ họp cuối năm nay.
VnEconomy