Được tạo đà từ kỳ trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9-2011 tiếp tục hạ thấp hơn, khi tăng 0,82% so với tháng 8, theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố.
Giá thực phẩm nói chung đã giảm sau nhiều tháng tăng liên tiếp - Ảnh: Reuters. |
Góc nhìn tích cực là CPI đang tạo thành xu hướng đi xuống với tốc độ tăng tháng sau so với tháng trước thấp dần trong khoảng 2 tháng gần đây. Tuy nhiên, biên độ điều chỉnh không nhiều là điểm cần chú ý ở góc độ nhìn nhận tác động vĩ mô.
So với chuỗi chỉ số giá tiêu dùng các tháng 9 của khoảng 15 năm gần đây, CPI tháng này đứng thứ ba về mức tăng, chỉ thấp hơn tháng 9 năm 1998 và 2010, cho thấy lạm phát còn tăng bất thường.
Với mức tăng vẫn treo khá cao, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với cuối năm ngoái đã tăng 16,63%, cao hơn tới gần 1 điểm phần trăm so với con số được Tổng cục Thống kê công bố tháng trước. Sức tăng CPI theo tháng như hiện nay là thách thức lớn với mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay, mới được điều chỉnh lên khoảng 18%.
Nhưng do chỉ số giá theo tháng thấp hơn tháng 9 năm ngoái, CPI so với cùng kỳ đã rời đỉnh 23,02% tại tháng trước xuống chỉ còn tăng 22,42% trong tháng này, kết thúc chuỗi tăng liên tiếp khoảng 1 năm nay.
Tuy nhiên, dù việc rời đỉnh là diễn biến tích cực, mức điều chỉnh lần này là khá thấp. CPI so với cùng kỳ tại tháng 9/2011 còn cao hơn thời điểm tháng 7 năm nay. Mức tăng trên 22,4% cũng cho thấy khó khăn còn đó đối với chủ trương giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
Nhìn nhận các nhân tố tác động vĩ mô, tổng cung đang hỗ trợ kiềm chế lạm phát. Tăng trưởng GDP quý 3/2011 đã lấy lại mức tăng trên 6%, trong đó sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều có mức tăng trưởng khá hơn.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ sau một giai đoạn tiết giảm tổng cầu dường như đang có những điều chỉnh. Một số nguồn tin cho biết, việc áp lãi suất thấp hơn chưa phù hợp với điều kiện lạm phát hiện nay khiến cho hàng nghìn tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng đã chuyển sang các kênh đầu tư khác và ra thị trường tiêu dùng.
Suốt từ nửa cuối tháng 7 đến hết tháng 9/2011, một số nguồn dữ liệu cho thấy Ngân hàng Nhà nước không còn hút ròng qua thị trường mở. Ngược lại, lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh từ khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, giai đoạn này lãi suất từ khoảng 10,25% đã tăng lên đến đỉnh điểm có lúc gần 14%.
Nhiều khả năng đây là giai đoạn biểu hiện của việc ngân hàng nhỏ yếu thanh khoản. Tác động ngược lên thị trường 1, đã có những ngân hàng công bố lãi suất huy động theo ngày ở mức trần quy định 14%, điều hy hữu từ trước đến nay.
Cùng giai đoạn nền kinh tế bắt đầu vào chặng đua nước rút với các chỉ tiêu sản xuất và đầu tư, quỹ tiêu dùng của hộ gia đình cũng có những điều chỉnh theo tình hình thực tế. Trong tháng 9, rổ hàng hóa tính CPI nổi lên hai nhóm có mức tăng áp đặt lớn đến xu hướng tăng giá chung là giáo dục và hàng ăn, dịch vụ ăn uống.
Đáng chú ý là CPI nhóm giáo dục tăng tới 8,62% so với tháng trước. Dù quyền số chỉ ở mức 5,72% nhưng với mức tăng rất cao, nhóm này đã góp vào CPI chung cả nước quá nửa, khoảng 0,49%.
Nguyên nhân được phần nào lý giải trong một báo cáo gần đây của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính). Cơ quan này cho biết, bước vào mùa khai giảng năm học mới 2011-2012, nhu cầu mua sắm trang phục, đồ dùng học tập tăng cùng với việc giá sách giáo khoa được điều chỉnh tăng khoảng 17%, học phí tại một số cấp học cũng được điều chỉnh tăng tại một số tỉnh... tác động làm chỉ số giá nhóm giáo dục tăng cao hơn nhiều so với các tháng đầu năm.
Với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, diễn biến tích cực là chỉ số giá thực phẩm đã giảm sau nhiều tháng tăng liên tiếp. Mức giảm dù nhẹ, chỉ 0,28%, nhưng đủ kìm chỉ số giá chung khoảng 0,07%. Tuy nhiên, với CPI lương thực tăng 1,53% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,9% đã xóa sạch toàn bộ nỗ lực kể trên. Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này vẫn tăng 0,28%.
Chỉ số giá vàng tháng 9/2011 tăng mạnh 13,14% so với tháng trước; so với cuối năm ngoái tăng gần 30,5% và so với cách đây một năm tăng trên 61%. Chỉ số giá USD tương ứng tăng 0,8%; 1,12% và 7,78%.
So với chuỗi chỉ số giá tiêu dùng các tháng 9 của khoảng 15 năm gần đây, CPI tháng này đứng thứ ba về mức tăng, chỉ thấp hơn tháng 9 năm 1998 và 2010, cho thấy lạm phát còn tăng bất thường.
Với mức tăng vẫn treo khá cao, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với cuối năm ngoái đã tăng 16,63%, cao hơn tới gần 1 điểm phần trăm so với con số được Tổng cục Thống kê công bố tháng trước. Sức tăng CPI theo tháng như hiện nay là thách thức lớn với mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay, mới được điều chỉnh lên khoảng 18%.
Nhưng do chỉ số giá theo tháng thấp hơn tháng 9 năm ngoái, CPI so với cùng kỳ đã rời đỉnh 23,02% tại tháng trước xuống chỉ còn tăng 22,42% trong tháng này, kết thúc chuỗi tăng liên tiếp khoảng 1 năm nay.
Tuy nhiên, dù việc rời đỉnh là diễn biến tích cực, mức điều chỉnh lần này là khá thấp. CPI so với cùng kỳ tại tháng 9/2011 còn cao hơn thời điểm tháng 7 năm nay. Mức tăng trên 22,4% cũng cho thấy khó khăn còn đó đối với chủ trương giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
Nhìn nhận các nhân tố tác động vĩ mô, tổng cung đang hỗ trợ kiềm chế lạm phát. Tăng trưởng GDP quý 3/2011 đã lấy lại mức tăng trên 6%, trong đó sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều có mức tăng trưởng khá hơn.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ sau một giai đoạn tiết giảm tổng cầu dường như đang có những điều chỉnh. Một số nguồn tin cho biết, việc áp lãi suất thấp hơn chưa phù hợp với điều kiện lạm phát hiện nay khiến cho hàng nghìn tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng đã chuyển sang các kênh đầu tư khác và ra thị trường tiêu dùng.
Suốt từ nửa cuối tháng 7 đến hết tháng 9/2011, một số nguồn dữ liệu cho thấy Ngân hàng Nhà nước không còn hút ròng qua thị trường mở. Ngược lại, lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh từ khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, giai đoạn này lãi suất từ khoảng 10,25% đã tăng lên đến đỉnh điểm có lúc gần 14%.
Nhiều khả năng đây là giai đoạn biểu hiện của việc ngân hàng nhỏ yếu thanh khoản. Tác động ngược lên thị trường 1, đã có những ngân hàng công bố lãi suất huy động theo ngày ở mức trần quy định 14%, điều hy hữu từ trước đến nay.
Cùng giai đoạn nền kinh tế bắt đầu vào chặng đua nước rút với các chỉ tiêu sản xuất và đầu tư, quỹ tiêu dùng của hộ gia đình cũng có những điều chỉnh theo tình hình thực tế. Trong tháng 9, rổ hàng hóa tính CPI nổi lên hai nhóm có mức tăng áp đặt lớn đến xu hướng tăng giá chung là giáo dục và hàng ăn, dịch vụ ăn uống.
Đáng chú ý là CPI nhóm giáo dục tăng tới 8,62% so với tháng trước. Dù quyền số chỉ ở mức 5,72% nhưng với mức tăng rất cao, nhóm này đã góp vào CPI chung cả nước quá nửa, khoảng 0,49%.
Nguyên nhân được phần nào lý giải trong một báo cáo gần đây của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính). Cơ quan này cho biết, bước vào mùa khai giảng năm học mới 2011-2012, nhu cầu mua sắm trang phục, đồ dùng học tập tăng cùng với việc giá sách giáo khoa được điều chỉnh tăng khoảng 17%, học phí tại một số cấp học cũng được điều chỉnh tăng tại một số tỉnh... tác động làm chỉ số giá nhóm giáo dục tăng cao hơn nhiều so với các tháng đầu năm.
Với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, diễn biến tích cực là chỉ số giá thực phẩm đã giảm sau nhiều tháng tăng liên tiếp. Mức giảm dù nhẹ, chỉ 0,28%, nhưng đủ kìm chỉ số giá chung khoảng 0,07%. Tuy nhiên, với CPI lương thực tăng 1,53% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,9% đã xóa sạch toàn bộ nỗ lực kể trên. Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này vẫn tăng 0,28%.
Chỉ số giá vàng tháng 9/2011 tăng mạnh 13,14% so với tháng trước; so với cuối năm ngoái tăng gần 30,5% và so với cách đây một năm tăng trên 61%. Chỉ số giá USD tương ứng tăng 0,8%; 1,12% và 7,78%.
VnEconomy