Ngày 22-11, tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam phối hợp với Liên đoàn kinh tế Kankeiren, Cơ quan Xúc tiến thương mại đầu tư Nhật Bản (Jetro) tổ chức Diễn đàn đối thoại kinh tế Việt Nam-Kansai lần thứ 5.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tham dự và phát biểu khai mạc diễn đàn.
Tham dự Diễn đàn có Ngài Yasuaki Tamizaki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam; ông Shosuke Mori, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Kansai, Chủ tịch Vùng Kankeiren; 80 doanh nghiệp, hiệu trưởng một số trường đại học lớn và Viện nghiên cứu của vùng Kansai, hơn 70 nhà đầu tư vùng Kansai đang hoạt động tại Việt Nam, gần 150 doanh nghiệp các tỉnh, thành khu vực miền Trung và đại diện các bộ, ngành của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác quan trọng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam.
Nhật Bản là quốc gia cung cấp vốn ODA hàng đầu, là đối tác đầu tư nước ngoài lớn thứ 4 tại Việt Nam về vốn đăng ký và đứng thứ nhất về vốn thực hiện. Hai nước đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản (năm 2004) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (năm 2007). Đặc biệt, tháng 12/2003, Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được ký kết, tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước.
Đến nay, Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản đã thực hiện được 3 giai đoạn và đang thực hiện giai đoạn 4, giải quyết hàng trăm vấn đề, góp phần cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam và thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Ở miền Trung, đầu tư trực tiếp nước ngoài hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có cũng như yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của khu vực.
Tính đến hết tháng 10/2011, khu vực miền Trung thu hút khoảng 750 dự án, với tổng vốn đăng ký 23,7 tỷ USD, trong đó đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản là 71 dự án, với tổng vốn đăng ký là 417 triệu USD, chỉ chiếm gần 2% so với đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Vì vậy, theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu vực miền Trung, với Đà Nẵng là cửa ngõ để khu vực trở thành trung tâm sản xuất, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm Việt Nam đi ra thị trường thế giới.
Phó Thủ tướng khẳng định, diễn đàn là cơ hội quý giá để hai nước cùng thảo luận về chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư, đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa các nguồn vốn đầu tư vào khu vực hành lang Kinh tế Đông Tây và vùng phụ cận thuộc khu vực miền Trung Việt Nam trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng lưu ý, diễn đàn cần tập trung trao đổi và đối thoại nhằm giúp cho các nhà đầu tư Nhật Bản nắm bắt thêm thông tin, cũng như có những ý kiến đóng góp xây dựng về một số chính sách đầu tư có liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông cho khu vực miền Trung.
Diễn đàn nằm trong khuôn khổ triển khai chương trình hợp tác giao lưu kinh tế thường niên giữa Việt Nam và Kansai. Theo kế hoạch luân phiên, năm nay diễn đàn được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng với mục tiêu đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực miền Trung - hành lanh kinh tế Đông Tây và vùng Kansai.
Đặc biệt với 2 nội dung lớn của diễn đàn là “Hợp tác Việt Nam-Kansai trong phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam nói chung và khu vực hành lang kinh tế Đông Tây nói riêng” và “Đẩy mạnh đầu tư của doanh nghiệp Kansai trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ đặc biệt tại khu vực miền Trung Việt Nam,” diễn đàn nhằm tăng cường và phát huy vai trò trung tâm kết nối của Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN thông qua hành lang kinh tế Đông Tây.
Diễn đàn là sự kiện xúc tiến đầu tư cấp quốc gia trọng điểm nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt là nguồn vốn từ Nhật Bản) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ. Diễn đàn cũng là cơ hội để các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước trực tiếp gặp gỡ, trao đổi hợp tác đầu tư kinh doanh trong những lĩnh vực mà khu vực và đối tác rất quan tâm.
Thời gian qua, cùng với quan hệ đối tác chiến lược cấp quốc gia giữa 2 nước Việt Nam-Nhật Bản được tăng cường, quan hệ về nhiều mặt, trong đó đặc biệt là quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại giữa vùng Kansai và Việt Nam được mở rộng mạnh mẽ.
Kansai là trung tâm kinh tế, công nghiệp và dịch vụ lớn thứ 2 Nhật Bản sau khu vực Tokyo . Vùng Kansai tập trung nhiều tập đoàn công nghiệp chế tạo và dịch vụ nổi tiếng thế giới, có trụ sở chính tại Kansai như Panasonic, Sharp, Sanyo, Hitachi Zosen, Sumitomo Metal, Takashimaya...
Bên cạnh những tập đoàn nổi tiếng thế giới, hệ thống hàng trăm nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ với tiềm năng về công nghệ tầm cỡ thế giới sản xuất linh kiện cung cấp cho các tập đoàn chế tạo lớn. Ngoài ra, Vùng Kansai cũng nổi tiếng là trung tâm khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo của Nhật Bản với gần 600 trường đại học và các cơ sở nghiên cứu phát triển và đào tạo.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Kansai phát triển mạnh mẽ thời gian vừa qua không chỉ xuất phát từ nhu cầu thu hút đầu tư và đẩy mạnh công nghiệp hóa của Việt Nam mà còn xuất phát từ chính nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp Nhật nói chung và vùng Kansai nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu mở rộng đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp Kansai rất lớn và Việt Nam là một trong những điểm đến có nhiều lợi thế và tiềm năng.
Ngay sau phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì phiên làm việc thứ nhất và thứ hai của diễn đàn với chủ đề "Tiềm năng và cơ hội hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam và Hành lang kinh tế Đông Tây" và chủ đề "Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong phát triển công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ."
Diễn đàn cũng đã dành thời gian tập trung thời gian nghe các tham luận về chủ đề "Tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam và vai trò liên kết trong ASEAN".
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
|
Tham dự Diễn đàn có Ngài Yasuaki Tamizaki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam; ông Shosuke Mori, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Kansai, Chủ tịch Vùng Kankeiren; 80 doanh nghiệp, hiệu trưởng một số trường đại học lớn và Viện nghiên cứu của vùng Kansai, hơn 70 nhà đầu tư vùng Kansai đang hoạt động tại Việt Nam, gần 150 doanh nghiệp các tỉnh, thành khu vực miền Trung và đại diện các bộ, ngành của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác quan trọng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam.
Nhật Bản là quốc gia cung cấp vốn ODA hàng đầu, là đối tác đầu tư nước ngoài lớn thứ 4 tại Việt Nam về vốn đăng ký và đứng thứ nhất về vốn thực hiện. Hai nước đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản (năm 2004) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (năm 2007). Đặc biệt, tháng 12/2003, Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được ký kết, tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước.
Đến nay, Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản đã thực hiện được 3 giai đoạn và đang thực hiện giai đoạn 4, giải quyết hàng trăm vấn đề, góp phần cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam và thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Ở miền Trung, đầu tư trực tiếp nước ngoài hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có cũng như yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của khu vực.
Tính đến hết tháng 10/2011, khu vực miền Trung thu hút khoảng 750 dự án, với tổng vốn đăng ký 23,7 tỷ USD, trong đó đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản là 71 dự án, với tổng vốn đăng ký là 417 triệu USD, chỉ chiếm gần 2% so với đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Vì vậy, theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu vực miền Trung, với Đà Nẵng là cửa ngõ để khu vực trở thành trung tâm sản xuất, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm Việt Nam đi ra thị trường thế giới.
Phó Thủ tướng khẳng định, diễn đàn là cơ hội quý giá để hai nước cùng thảo luận về chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư, đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa các nguồn vốn đầu tư vào khu vực hành lang Kinh tế Đông Tây và vùng phụ cận thuộc khu vực miền Trung Việt Nam trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng lưu ý, diễn đàn cần tập trung trao đổi và đối thoại nhằm giúp cho các nhà đầu tư Nhật Bản nắm bắt thêm thông tin, cũng như có những ý kiến đóng góp xây dựng về một số chính sách đầu tư có liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông cho khu vực miền Trung.
Diễn đàn nằm trong khuôn khổ triển khai chương trình hợp tác giao lưu kinh tế thường niên giữa Việt Nam và Kansai. Theo kế hoạch luân phiên, năm nay diễn đàn được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng với mục tiêu đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực miền Trung - hành lanh kinh tế Đông Tây và vùng Kansai.
Đặc biệt với 2 nội dung lớn của diễn đàn là “Hợp tác Việt Nam-Kansai trong phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam nói chung và khu vực hành lang kinh tế Đông Tây nói riêng” và “Đẩy mạnh đầu tư của doanh nghiệp Kansai trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ đặc biệt tại khu vực miền Trung Việt Nam,” diễn đàn nhằm tăng cường và phát huy vai trò trung tâm kết nối của Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN thông qua hành lang kinh tế Đông Tây.
Diễn đàn là sự kiện xúc tiến đầu tư cấp quốc gia trọng điểm nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt là nguồn vốn từ Nhật Bản) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ. Diễn đàn cũng là cơ hội để các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước trực tiếp gặp gỡ, trao đổi hợp tác đầu tư kinh doanh trong những lĩnh vực mà khu vực và đối tác rất quan tâm.
Thời gian qua, cùng với quan hệ đối tác chiến lược cấp quốc gia giữa 2 nước Việt Nam-Nhật Bản được tăng cường, quan hệ về nhiều mặt, trong đó đặc biệt là quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại giữa vùng Kansai và Việt Nam được mở rộng mạnh mẽ.
Kansai là trung tâm kinh tế, công nghiệp và dịch vụ lớn thứ 2 Nhật Bản sau khu vực Tokyo . Vùng Kansai tập trung nhiều tập đoàn công nghiệp chế tạo và dịch vụ nổi tiếng thế giới, có trụ sở chính tại Kansai như Panasonic, Sharp, Sanyo, Hitachi Zosen, Sumitomo Metal, Takashimaya...
Bên cạnh những tập đoàn nổi tiếng thế giới, hệ thống hàng trăm nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ với tiềm năng về công nghệ tầm cỡ thế giới sản xuất linh kiện cung cấp cho các tập đoàn chế tạo lớn. Ngoài ra, Vùng Kansai cũng nổi tiếng là trung tâm khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo của Nhật Bản với gần 600 trường đại học và các cơ sở nghiên cứu phát triển và đào tạo.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Kansai phát triển mạnh mẽ thời gian vừa qua không chỉ xuất phát từ nhu cầu thu hút đầu tư và đẩy mạnh công nghiệp hóa của Việt Nam mà còn xuất phát từ chính nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp Nhật nói chung và vùng Kansai nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu mở rộng đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp Kansai rất lớn và Việt Nam là một trong những điểm đến có nhiều lợi thế và tiềm năng.
Ngay sau phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì phiên làm việc thứ nhất và thứ hai của diễn đàn với chủ đề "Tiềm năng và cơ hội hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam và Hành lang kinh tế Đông Tây" và chủ đề "Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong phát triển công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ."
Diễn đàn cũng đã dành thời gian tập trung thời gian nghe các tham luận về chủ đề "Tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam và vai trò liên kết trong ASEAN".