Đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp: Kỳ vọng vào sự thay đổi

.

Những năm gần đây, chương trình đối thoại giữa chính quyền thành phố Đà Nẵng với doanh nghiệp (DN) đã tạo sức hút lớn. Đây không chỉ là nơi để DN hỏi - lãnh đạo thành phố trả lời, mà còn là dịp để hai bên cùng trao đổi tâm tư, nguyện vọng; cùng thắp lên niềm tin và kỳ vọng xây dựng Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp, văn minh, an bình và đáng sống.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền thành phố để tháo gỡ khó khăn, tiếp tục đà tăng trưởng (ảnh chụp tại Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ).
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền thành phố để tháo gỡ khó khăn, tiếp tục đà tăng trưởng (ảnh chụp tại Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ).

Trước thềm Hội nghị đối thoại với DN năm 2017 chính thức diễn ra vào ngày 12-5, một số doanh nhân, đại diện các hiệp hội, hội DN trên địa bàn Đà Nẵng bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa hoạt động đối thoại để có thể hỗ trợ DN tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhanh chóng và hiệu quả nhất...

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền thành phố để tháo gỡ khó khăn, tiếp tục đà tăng trưởng (ảnh chụp tại Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ).  										               Ảnh: KHÁNH HÒA
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền thành phố để tháo gỡ khó khăn, tiếp tục đà tăng trưởng (ảnh chụp tại Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ). Ảnh: KHÁNH HÒA

Cần sự cải thiện

Nhìn nhận về hiệu quả từ hoạt động đối thoại giữa chính quyền với cộng đồng doanh nhân, DN thành phố diễn ra trong những năm qua, ông Phan Hải, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng cho rằng, hoạt động này đã tạo sợi dây kết nối, sự “thấu hiểu” giữa chính quyền với cộng đồng doanh nhân, DN.

Cộng đồng doanh nhân trẻ thành phố mong muốn bên cạnh những chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố nên tổ chức cuộc họp giao ban riêng hằng tháng với đại diện lãnh đạo các hội, hiệp hội DN để lắng nghe và giải đáp những đề xuất, kiến nghị.

Năm 2017, Tuần lễ Cấp cao APEC sẽ diễn ra ở Đà Nẵng; chính quyền thành phố nên nghiên cứu, xem xét giao các hội, hiệp hội phối hợp tổ chức các hoạt động bên lề nhằm nâng cao vai trò cộng đồng DN. Đặc biệt, đối với các đề án, chính sách hỗ trợ DN, nên rút ngắn thời gian triển khai thủ tục, lộ trình, thẩm định hồ sơ để DN tiếp nhận những chương trình hỗ trợ nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Quan tâm và triển khai quyết liệt công tác hậu kiểm, bảo đảm các chính sách đã triển khai diễn ra đúng tiến độ, quy trình, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nên có các chương trình cà-phê hằng tháng để lãnh đạo thành phố trực tiếp gặp gỡ doanh nhân nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của DN nhanh chóng và hiệu quả nhất…

Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa (DNNVV) Đà Nẵng cho biết, hiệp hội đã tập hợp 9 kiến nghị, đề xuất của DN gửi Sở Kế hoạch-Đầu tư (KH-ĐT), trong đó 8 kiến nghị đã được các sở, ngành liên quan trả lời, còn 1 kiến nghị Sở KH-ĐT chuyển UBND thành phố xem xét, trả lời sau.

Những kiến nghị của DN hội viên và hiệp hội tuy đã được trả lời nhưng vẫn chưa thỏa đáng; các sở, ngành chức năng thành phố chưa có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết thấu đáo các kiến nghị. Nguyên nhân chính do cơ chế chính sách quy định vậy thì DN phải chấp hành.

 “Hiệp hội DNNVV mong Hội nghị đối thoại với DN năm 2017 sẽ có những cải tiến đáng kể, giải quyết được những bức xúc, khó khăn của DN, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng DN nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố”, ông Lý nhìn nhận.

Linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp

Bà Lê Thị Nam Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Đà Nẵng cho rằng, chính quyền thành phố cần quan tâm hơn nữa công tác an sinh xã hội với đối tượng người lao động ở các khu công nghiệp, tạo sức hút cũng như sự ổn định nguồn lao động cho DN của thành phố, trong đó có các DN do nữ doanh nhân làm chủ.

Theo bà Phương, chính sách hỗ trợ DN có nhiều lao động nữ đã được ban hành nhưng việc triển khai thực hiện còn hạn chế, chưa thể hiện rõ nét. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận mặt bằng sản xuất, nhất là thời gian qua giá đất có nhiều biến động, có thời điểm bị đẩy lên cao. Chính quyền thành phố nên có sự linh hoạt trong việc thu tiền thuê đất nhằm tạo điều kiện cho DN có khả năng tiếp cận mặt bằng sản xuất cũng như xoay vòng vốn.

Liên quan đến vấn đề mặt bằng sản xuất, ông Nguyễn Văn Lý cho biết, đây là vướng mắc thường niên của phần lớn các DNNVV nhưng các kiến nghị gửi lên cũng chỉ được trả lời rằng còn phải chờ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan và trình UBND thành phố xem xét xử lý (không nói rõ thời gian đến bao giờ xử lý).

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội DN quận Thanh Khê cho biết, hầu hết DN trên địa bàn quận là nhỏ và siêu nhỏ, nhu cầu về thuê mặt bằng, đất đai rất bức thiết, muốn tiếp cận được phải mất nhiều thời gian và phải qua đấu thầu nên hầu như hiếm DN đấu thầu được. Hội DN quận Thanh Khê cũng đề xuất nên tạo điều kiện để DN được trả tiền thuê đất, mặt bằng trong vòng 2 -3 năm, thay vì phải trả tiền một lần (có những trường hợp phải thuê từ 20-50 năm).

Bà Liên cũng thông tin thêm: Phần lớn hội viên trong Hội DN quận Thanh Khê đều mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay từ các nguồn quỹ như Quỹ Đầu tư và phát triển, Quỹ Hỗ trợ tín dụng DNNVV, nhưng khi tiếp cận để được vay thì quỹ yêu cầu phải có tài sản thế chấp, không có tín chấp, nên hầu như các DN của quận Thanh Khê đều không vay được... Bên cạnh đó, đối với các chương trình hỗ trợ DN về chính sách, thủ tục liên quan đến thuế nên cập nhật thường xuyên cho DN nhằm giúp họ làm đúng luật ban hành. 

Bài và ảnh: KHÁNH HÒA

;
.
.
.
.
.