Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ LS theo chủ trương của Chính phủ, nhiều DN tại Đà Nẵng đã đứng vững và làm ăn có hiệu quả ngay trong thời kỳ suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn không ít băn khoăn, lo lắng… đối với những DN đã được vay vốn tại gói kích cầu của Chính phủ.
* Ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản và thương mại Thuận Phước:
|
Nếu như năm 2008, số tiền lãi mà DN phải trả cho ngân hàng là 22 tỷ đồng, thì nhờ vào nguồn vốn vay hỗ trợ LS, nên trong năm 2009 DN ước tính chỉ phải trả tiền lãi ngân hàng khoảng 9 tỷ đồng. Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ này, DN đã duy trì và mở rộng sản xuất cũng như tạo thêm việc làm cho người lao động.
Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 12 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2008. “Lo lắng nhất đối với DN đã được vay hỗ trợ LS hiện nay là thời gian hỗ trợ LS ngắn hạn sắp kết thúc, vì vậy Nhà nước nên xem xét kéo dài thời gian hỗ trợ LS lên 1-2 năm, bởi khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu còn kéo dài và việc tăng thời gian hỗ trợ là cần thiết”, ông Lĩnh nhấn mạnh.
* Ông Nguyễn Trọng Khải, Giám đốc Công ty TNHH chuyển giao công nghệ K&H:
|
|
Sau khi được Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đà Nẵng bảo lãnh cho DN vay vốn 1 tỷ đồng của ngân hàng thương mại, DN đã có thêm nguồn vốn để hoạt động kinh doanh và tạo thêm việc làm cho người lao động.
* Ông Nguyễn Văn Liêm, Chủ tịch Liên minh HTX thành phố Đà Nẵng:
|
kinh doanh vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại… tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, thì đến thời điểm này đã có 8 HTX buộc phải giải thể do nền kinh tế suy giảm. Sau khi có chính sách hỗ trợ LS vay vốn của Chính phủ, đã có 16 HTX được vay vốn hỗ trợ với tổng số tiền vay 26 tỷ đồng. Điều đáng mừng, sau khi có được nguồn vốn vay hỗ trợ, hầu hết các HTX đều duy trì được sản xuất và tạo thêm việc làm cho người lao động.
|
TRỌNG HÙNG (Thực hiện)