(ĐNĐT) - Ngày 15-9, UBS, ngân hàng hàng đầu của Thụy Sĩ, cho biết một nhân viên của mình đã giao dịch trái phép, dẫn đến việc thua lỗ khoảng 2 tỷ USD.
Ảnh Reuters |
Trong một thông báo vắn tắt trước giờ mở cửa thị trường chứng khoán, UBS cho biết: “Vấn đề hiện đang được điều tra, tuy nhiên, ước tính thiệt hại của UBS hiện thời trong các hoạt động kinh doanh khoảng 2 tỷ USD”.
Điều này có thể dẫn đến việc UBS kinh doanh thua lỗ trong quý 3 năm 2011. Tuy nhiên, ngân hàng đóng trụ sở tại Zurich và Basel này cho biết tài khoản của các khách hàng gửi tại đây không hề bị ảnh hưởng.
Cổ phiếu của UBS đã ngay lập tức giảm 8% vào lúc mở cửa và việc giao dịch giảm 5,8% với giá 10,30 franc, lúc 7 giờ 14 GMT.
Nhà phân tích kinh doanh của hãng ZKB, Claude Zehnder cho rằng, với sự mất mát này, UBS đã mất lòng tin mà họ nỗ lực gầy dựng bấy lâu nay. “Rõ ràng, họ đang có vấn đề với việc quản lý rủi ro”, ông Claude Zehnder nói.
UBS từng lấy lại niềm tin của khách hàng trong năm nay, sau khi ngân hàng này rơi vào tình thế phải được nhà nước Thụy Sĩ giải cứu vào năm 2008 bởi những thua lỗ ồ ạt từ các tài sản mất giá mà ngân hàng này nắm giữ.
Các ngân hàng như UBS thường xiết chặt các quy tắc và luật lệ, nhưng vụ vi phạm này “là một minh chứng gây sửng sốt rằng tất cả các hệ thống thông minh mà các ngân hàng hiện có vẫn không chặn được các cá nhân quyết đoán muốn có ý định lợi dụng chúng”, Giáo sư thính giảng của trường Cass Business School, Chris Roebuck nhận định.
Điều này có thể dẫn đến việc UBS kinh doanh thua lỗ trong quý 3 năm 2011. Tuy nhiên, ngân hàng đóng trụ sở tại Zurich và Basel này cho biết tài khoản của các khách hàng gửi tại đây không hề bị ảnh hưởng.
Cổ phiếu của UBS đã ngay lập tức giảm 8% vào lúc mở cửa và việc giao dịch giảm 5,8% với giá 10,30 franc, lúc 7 giờ 14 GMT.
Nhà phân tích kinh doanh của hãng ZKB, Claude Zehnder cho rằng, với sự mất mát này, UBS đã mất lòng tin mà họ nỗ lực gầy dựng bấy lâu nay. “Rõ ràng, họ đang có vấn đề với việc quản lý rủi ro”, ông Claude Zehnder nói.
UBS từng lấy lại niềm tin của khách hàng trong năm nay, sau khi ngân hàng này rơi vào tình thế phải được nhà nước Thụy Sĩ giải cứu vào năm 2008 bởi những thua lỗ ồ ạt từ các tài sản mất giá mà ngân hàng này nắm giữ.
Các ngân hàng như UBS thường xiết chặt các quy tắc và luật lệ, nhưng vụ vi phạm này “là một minh chứng gây sửng sốt rằng tất cả các hệ thống thông minh mà các ngân hàng hiện có vẫn không chặn được các cá nhân quyết đoán muốn có ý định lợi dụng chúng”, Giáo sư thính giảng của trường Cass Business School, Chris Roebuck nhận định.
UBS mới đây được hãng tin tài chính Bloomberg xếp hạng là 1 trong 16 ngân hàng mạnh nhất thế giới.
Quang Hiển (theo Reuters, BBC)