Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ đứng ra đại diện phần vốn của nhà nước và thực hiện hợp nhất 3 ngân hàng thương mại.
Đây là thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố tại buổi giao ban báo chí sáng nay (6-12).
Cụ thể, BIDV sẽ là đầu mối đứng ra đại diện phần vốn nhà nước và thực hiện hợp nhất 3 ngân hàng thương mại cổ phần. Ba ngân hàng này gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank).
Theo Thống đốc, đây là 3 ngân hàng thương mại hoạt động không tốt trong thời gian qua, có sự lạm dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dẫn đến những khó khăn thanh khoản tạm thời.
Trong ngày hôm nay, BIDV và 3 ngân hàng trên sẽ có cuộc họp để thảo luận các nội dung cụ thể của việc hợp nhất, liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà nước mà BIDV đại diện, cũng như của các cổ đông khác.
Thông tin công bố từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đi cùng với việc hợp nhất này, lợi ích của người gửi tiền được nhà nước đảm bảo; quyền lợi của các cổ đông những ngân hàng trên được giữ nguyên; trách nhiệm và nghĩa vụ của các ngân hàng được chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, BIDV sẽ là đầu mối đứng ra đại diện phần vốn nhà nước và thực hiện hợp nhất 3 ngân hàng thương mại cổ phần. Ba ngân hàng này gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank).
Theo Thống đốc, đây là 3 ngân hàng thương mại hoạt động không tốt trong thời gian qua, có sự lạm dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dẫn đến những khó khăn thanh khoản tạm thời.
Trong ngày hôm nay, BIDV và 3 ngân hàng trên sẽ có cuộc họp để thảo luận các nội dung cụ thể của việc hợp nhất, liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà nước mà BIDV đại diện, cũng như của các cổ đông khác.
Thông tin công bố từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đi cùng với việc hợp nhất này, lợi ích của người gửi tiền được nhà nước đảm bảo; quyền lợi của các cổ đông những ngân hàng trên được giữ nguyên; trách nhiệm và nghĩa vụ của các ngân hàng được chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng có nghị quyết và chủ trương về tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đây là bước đi cụ thể đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện.
Quan điểm và lộ trình của việc tái cấu trúc cũng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong thời gian qua. Điểm mà cơ quan này nhấn mạnh là, khi tiến hành tái cấu trúc sẽ không để ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, sẽ đảm bảo lợi ích của người gửi tiền.
Quan điểm và lộ trình của việc tái cấu trúc cũng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong thời gian qua. Điểm mà cơ quan này nhấn mạnh là, khi tiến hành tái cấu trúc sẽ không để ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, sẽ đảm bảo lợi ích của người gửi tiền.
VnEconomy