.

Pháp kêu gọi thay đổi mạnh mẽ trong EU

.

Hôm 1-7, Pháp chính thức tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) từ Slovenia. Trước đó, vào đêm 30-6, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã kêu gọi thay đổi mạnh mẽ cách thức xây dựng châu Âu.

Phát biểu trên truyền hình Pháp, Tổng thống Sarkozy nói rằng, có những “sai lầm” trong cách xây dựng EU và kêu gọi thay đổi mạnh mẽ trong EU.

Phát biểu trên truyền hình Pháp, ông Sarkozy nhận xét rằng, có những “sai lầm” trong cách xây dựng EU và các công dân EU đang mất niềm tin vào dự án này. “Có cái gì đó không ổn... Những công dân ở châu Âu đang lo lắng tự hỏi liệu cuối cùng nhà chức trách quốc gia hay nhà chức trách EU bảo vệ họ nhiều hơn khỏi những tác động xấu của toàn cầu hóa.... Do vậy, chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta xây dựng châu Âu”.

Pháp đã xây dựng một chương trình nghị sự đầy tham vọng trong sáu tháng làm chủ tịch EU, gồm các vấn đề liên quan đến nhập cư, quốc phòng, môi trường và nông nghiệp. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, danh sách các ưu tiên của Tổng thống Pháp có lẽ sẽ không thể thực hiện được. Ông Sarkozy đã hy vọng đưa EU vào một kỷ nguyên mới đầy sức mạnh và đoàn kết. Tuy nhiên, việc cử tri Ireland bác bỏ Hiệp ước Lisbon - hiệp ước cải cách EU - đã gần như cản trở chương trình nghị sự tham vọng của ông. Giờ đây ông sẽ phải dành phần lớn thời gian trong 6 tháng tới để cứu Hiệp ước Lisbon.

Theo dự kiến, vào ngày 11-7, ông Sarkozy sẽ tới Dublin để nghe những lo ngại của các cử tri Ireland, một ngày sau khi ông trình bày các ưu tiên của Pháp trước Nghị viện EU ở Strasbourg. Ông nói: “Chúng ta không được vội vàng song chúng ta cũng không có nhiều thời gian và tháng 6-2009 là hạn chót mà các nhà lãnh đạo EU thông qua Hiệp ước Lisbon. Các lãnh đạo EU sẽ đánh giá lại số phận của Hiệp ước Lisbon tại một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 tới.
 
Tại hội nghị, Thủ tướng Brian Cowen của Ireland sẽ trình bày những ý tưởng của ông về cách thức vượt qua trở ngại này. Ông Sarkozy cho biết, ông sẽ thúc đẩy kế hoạch cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhiên liệu để đối phó với giá nhiên liệu tăng vọt hiện nay. Đề xuất này đã nhận được ít sự ủng hộ từ các lãnh đạo EU. Thủ tướng Đức Merkel cho rằng giảm thuế VAT sẽ không khuyến khích được người dân giảm tiêu thụ năng lượng.

Một trở ngại lớn nữa là Hiệp ước Lisbon không nhận được sự ủng hộ của Ba Lan sau khi Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski tuyên bố ông sẽ không ký vào Hiệp ước Lisbon nhằm cải cách EU vì cho rằng trong lúc này, bàn đến Hiệp ước Lisbon thật vô ích. Động thái này đã giáng một đòn khá mạnh tới người đồng cấp Pháp Nicolas Sarkozy bởi sau khi giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU trong vòng 6 tháng, Tổng thống Sarkozy phải có nhiệm vụ tìm ra một giải pháp giúp vượt qua sự phủ quyết mới đây của Ireland đối với Hiệp ước Lisbon. Ông Kaczynski cho biết: “Rất khó để dự đoán tất cả những điều này sẽ kết thúc như thế nào. Tuy nhiên, nếu nói không có hiệp ước thì sẽ không tồn tại liên minh là trái với thực tế”.
                     
Hôm 1-7, Pháp chính thức tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) từ Slovenia. Trước đó, vào đêm 30-6, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã kêu gọi thay đổi mạnh mẽ cách thức xây dựng châu Âu.

Phát biểu trên truyền hình Pháp, ông Sarkozy nhận xét rằng, có những “sai lầm” trong cách xây dựng EU và các công dân EU đang mất niềm tin vào dự án này. “Có cái gì đó không ổn... Những công dân ở châu Âu đang lo lắng tự hỏi liệu cuối cùng nhà chức trách quốc gia hay nhà chức trách EU bảo vệ họ nhiều hơn khỏi những tác động xấu của toàn cầu hóa.... Do vậy, chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta xây dựng châu Âu”.

Pháp đã xây dựng một chương trình nghị sự đầy tham vọng trong sáu tháng làm chủ tịch EU, gồm các vấn đề liên quan đến nhập cư, quốc phòng, môi trường và nông nghiệp. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, danh sách các ưu tiên của Tổng thống Pháp có lẽ sẽ không thể thực hiện được. Ông Sarkozy đã hy vọng đưa EU vào một kỷ nguyên mới đầy sức mạnh và đoàn kết. Tuy nhiên, việc cử tri Ireland bác bỏ Hiệp ước Lisbon - hiệp ước cải cách EU - đã gần như cản trở chương trình nghị sự tham vọng của ông. Giờ đây ông sẽ phải dành phần lớn thời gian trong 6 tháng tới để cứu Hiệp ước Lisbon.

Theo dự kiến, vào ngày 11-7, ông Sarkozy sẽ tới Dublin để nghe những lo ngại của các cử tri Ireland, một ngày sau khi ông trình bày các ưu tiên của Pháp trước Nghị viện EU ở Strasbourg. Ông nói: “Chúng ta không được vội vàng song chúng ta cũng không có nhiều thời gian và tháng 6-2009 là hạn chót mà các nhà lãnh đạo EU thông qua Hiệp ước Lisbon. Các lãnh đạo EU sẽ đánh giá lại số phận của Hiệp ước Lisbon tại một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 tới.
 
Tại hội nghị, Thủ tướng Brian Cowen của Ireland sẽ trình bày những ý tưởng của ông về cách thức vượt qua trở ngại này. Ông Sarkozy cho biết, ông sẽ thúc đẩy kế hoạch cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhiên liệu để đối phó với giá nhiên liệu tăng vọt hiện nay. Đề xuất này đã nhận được ít sự ủng hộ từ các lãnh đạo EU. Thủ tướng Đức Merkel cho rằng giảm thuế VAT sẽ không khuyến khích được người dân giảm tiêu thụ năng lượng.

Một trở ngại lớn nữa là Hiệp ước Lisbon không nhận được sự ủng hộ của Ba Lan sau khi Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski tuyên bố ông sẽ không ký vào Hiệp ước Lisbon nhằm cải cách EU vì cho rằng trong lúc này, bàn đến Hiệp ước Lisbon thật vô ích.
 
Động thái này đã giáng một đòn khá mạnh tới người đồng cấp Pháp Nicolas Sarkozy bởi sau khi giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU trong vòng 6 tháng, Tổng thống Sarkozy phải có nhiệm vụ tìm ra một giải pháp giúp vượt qua sự phủ quyết mới đây của Ireland đối với Hiệp ước Lisbon. Ông Kaczynski cho biết: “Rất khó để dự đoán tất cả những điều này sẽ kết thúc như thế nào. Tuy nhiên, nếu nói không có hiệp ước thìsẽ không tồn tại liên minh là trái với thực tế”.
                      
BĂNG CHÂU
(Tổng hợp)

;
.
.
.
.
.