.

Thủ tướng Nhật Bản từ chức

.

(ĐNĐT) - Hôm qua (1-9), Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda bất ngờ tuyên bố từ chức sau khi phải đối mặt với tình trạng bế tắc chính trị, trở thành vị thủ tướng thứ hai đột ngột từ chức trong vòng chưa đầy 1 năm và đe dọa để lại một khoảng trống chính trị trong lúc Nhật Bản đang đang rơi vào tình trạng suy thoái.

Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda công bố quyết định từ chức tại một cuộc họp báo ở Tokyo. Ảnh: AP.
“Hôm nay, tôi quyết định từ chức”. Nếu chúng ta dành ưu tiên cho sinh kế của người dân thì không thể có một khoảng trống chính trị hoặc một sai lầm trong chính sách. Chúng ta cần một đội ngũ mới để thực thi các chính sách. Tôi nghĩ rằng một người nào khác đảm nhận công việc đó sẽ tốt hơn tôi”, ông Fukuda tuyên bố trong một cuộc họp báo được sắp xếp vội vàng. “Tôi đã quyết định rằng bây giờ là thời điểm đúng lúc nhất và với việc làm này, chúng ta sẽ không tạo ra một khoảng trống chính trị”.

Tuyên bố bất ngờ này được đưa ra sau khi vị Thủ tướng có quan điểm ôn hòa 72 tuổi này đã thất bại trong việc làm thay đổi sự ủng hộ của công chúng đối với Chính phủ của ông vốn đang bị suy giảm, mặc dù đã tiến hành cải tổ Nội các và công bố một kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói chủ chốt. Ông Fukuda đã công nhận là mình cảm thấy “bị ngập” trong việc việc giải quyết các vấn đề của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Một cuộc thăm dò dư luận do nhật báo Nikkei mới công bố hôm cho thấy, sự ủng hộ Nội các của ông Fukuda đã giảm 9 điểm xuống chỉ còn 29%, quay trở lại mức trước cuộc cải tổ Nội các được tiến hành tháng trước. Một kế hoạch "giải cứu" nền kinh tế của Chính phủ được công bố hôm 29-9 bao gồm việc hứa cắt giảm thuế thu nhập và khoảng 16,5 tỉ USD chi tiêu tăng thêm trong năm nay nhằm làm giảm bớt khó khăn do giá cả gia tăng cũng không khôi phục được tỉ lệ những người bỏ phiếu ủng hộ cho ông Fukuda.

Các nhà phân tích cho biết, thủ tướng kế tiếp sẽ phải đối mặt với những rắc rối tương tự với hình ảnh quốc hội bị bế tắc và bộ máy chính trị bị hoen ố bởi các vụ xì-căng-đan. 

Q.Đan (Theo AP, AFP)

;
.
.
.
.
.