.

Trung Quốc: "Sốt" vé tàu dịp Tết

.

Ngày chủ nhật, Tang Jincheng - lãnh đạo nhà ga xe lửa phía bắc Hàng Châu của Trung Quốc - đi kiểm tra xem điều hòa trong phòng chờ có hoạt động không và việc lều bạt được dựng lên để giữ ấm cho các hành khách. Ông Tang nói: “Nhiều người trong số họ đã chờ đợi suốt đêm để mua vé về nhà”. Nhiệt độ tại nơi đây đã xuống đến 2 độ C.

Chờ đợi mua vé tàu ở nhà ga tỉnh Tứ Xuyên. (Ảnh: THX)

Ông Tang là một trong 2 triệu nhân viên của ngành đường sắt ở đất nước đông dân nhất thế giới này phải gia tăng cường độ làm việc trong 40 ngày cao điểm.

Trung Quốc ước tính có khoảng 232 tỷ lượt khách du lịch trong những ngày nghỉ vào dịp trước và sau Tết - dịp đoàn tụ với gia đình, đỉnh điểm từ ngày 20 đến 24-1.

Thời gian này sau Tết vào khoảng từ ngày 30-1 đến 4-2 và ngày 10 đến 14-2. Bộ Đường sắt nước này ước tính có khoảng 188 triệu người trong số khách du lịch chọn phương tiện tàu hỏa, trung bình mỗi ngày có 4,7 triệu người, so với 24,2 triệu hành khách chọn lựa ngành hàng không. Vào ngày chủ nhật, riêng Nhà ga phía bắc Hàng Châu ước tính có ít nhất 10.000 hành khách.

Với hầu hết người Trung Quốc, mua vé tàu hỏa là một trong những điều khó khăn nhất vào ngày nghỉ. Hiện tại, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nhiều nhà máy phải đóng cửa, khoảng 210 triệu công nhân di cư phải trở về nhà sớm hơn và phương tiện của họ là tàu hỏa.

Chính điều này dẫn đến tình trạng ùn tắt ở các nhà ga, nhất là khi vé chỉ được bán trước 4 ngày trước thời gian khởi hành, và tình trạng phe vé là điều không thể tránh khỏi.

Gồng gánh về quê dịp Tết ở nhà ga Thượng Hải. (Ảnh: THX)

Các ga xe lửa ở những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu… đã tăng thêm hơn 300 đoàn tàu tốc hành để đáp ứng nhu cầu đi lại, thậm chí phải thay giường nằm bằng ghế ngồi, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại.

Bộ Đường sắt đã cam kết sẽ tìm cách tháo gỡ vấn đề này trong thời gian tới. Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân đưa ra một dự án “thay đổi lịch sử” vào năm 2012.

Dự tính đến năm 2012, Trung Quốc có 110.000km đường sắt, trong đó khoảng 13.000km chuyên vận chuyển hành khách với tốc độ chạy tàu đạt từ 200-350 km/giờ.

Trong năm 2009 này, ngành đường sắt dự kiến khởi động 70 dự án mới với tổng kinh phí cần đầu tư để hoàn thiện lên tới 1.500 tỷ NDT (220 tỷ USD).

Năm 2008, ngành đường sắt Trung Quốc đã vận chuyển 1,46 tỷ lượt hành khách, tăng 10,9% và 3,3 tỷ tấn hàng hóa, tăng 4,9% so với năm 2007. Tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc có 78.000 km đường sắt.

PHƯƠNG THẢO

;
.
.
.
.
.