(ĐNĐT) - Lãnh tụ đảng đối lập Morgan Tsvangirai hôm qua (11-2) đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Zimbabwe trong một chính phủ thống nhất với Tổng thống Robert Mugabe mà người dân nước này mong mỏi sẽ báo hiệu một sự kết thúc cho các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đã kiềm kẹp đất nước này trong nhiều tháng qua.
Chính phủ thống nhất giữa hai đối thủ "không đội trời chung" này là kết quả của một thỏa thuận chia sẻ quyền lực đạt được hồi tháng 9 giữa ông Tsvangirai - lãnh tụ đảng đối lập, Phong trào vì thay đổi dân chủ (MDC) - và Tổng thống Robert Mugabe sau nhiều tháng tranh cãi về các kết quả bầu cử trước đó trong năm.
Trong bài phát biểu sau lễ nhậm chức, ông Tsvangirai đã kêu gọi chấm dứt việc lạm dụng nhân quyền và bạo lực chính trị. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ Zimbabwe phục hồi lại nền kinh tế đã suy tàn của mình. "Ưu tiên hàng đầu của tôi là bình ổn lại nền kinh tế".
Một trận đại dịch tả ở nước này từ tháng 8 đã cướp đi sinh mạng của gần 3.500 người và ảnh hưởng tới khoảng 65.000 người. Tỷ lệ người thất nghiệp tăng hơn 90%, 1/2 dân số 12 triệu người đang cần được viện trợ lương thực, và đất nước đang ở trong tình trạng thiếu thốn mọi thứ cần thiết bao gồm cả nhiên liệu, điện, và nguồn tài chính. Lạm phát leo thang đã khiến giá cả tăng gấp đôi mỗi ngày và nước này đã phải ngừng công khai các con số lạm phát sau khi lập kỷ lục mức lạm phát cao nhất trên thế giới hồi tháng 7 vừa qua - 231 triệu phần trăm.
Phát biểu trước những người ủng hộ mình, tân Thủ tướng tuyên bố sẽ làm những gì có thể trong quyền hạn của mình để giúp xoa dịu nỗi thống khổ của người dân Zimbabwe.
N.L (Theo CNN, BBC)
Lãnh tụ đảng đối lập Tsvangirai đã trở thành thủ tướng mới của Zimbabwe. Ảnh: Reuters. |
Trong bài phát biểu sau lễ nhậm chức, ông Tsvangirai đã kêu gọi chấm dứt việc lạm dụng nhân quyền và bạo lực chính trị. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ Zimbabwe phục hồi lại nền kinh tế đã suy tàn của mình. "Ưu tiên hàng đầu của tôi là bình ổn lại nền kinh tế".
Một trận đại dịch tả ở nước này từ tháng 8 đã cướp đi sinh mạng của gần 3.500 người và ảnh hưởng tới khoảng 65.000 người. Tỷ lệ người thất nghiệp tăng hơn 90%, 1/2 dân số 12 triệu người đang cần được viện trợ lương thực, và đất nước đang ở trong tình trạng thiếu thốn mọi thứ cần thiết bao gồm cả nhiên liệu, điện, và nguồn tài chính. Lạm phát leo thang đã khiến giá cả tăng gấp đôi mỗi ngày và nước này đã phải ngừng công khai các con số lạm phát sau khi lập kỷ lục mức lạm phát cao nhất trên thế giới hồi tháng 7 vừa qua - 231 triệu phần trăm.
Phát biểu trước những người ủng hộ mình, tân Thủ tướng tuyên bố sẽ làm những gì có thể trong quyền hạn của mình để giúp xoa dịu nỗi thống khổ của người dân Zimbabwe.
N.L (Theo CNN, BBC)