(ĐNĐT) - Các Bộ trưởng Tài chính thuộc nhóm các nước phát triển và đang phát triển G20 tuyên bố sẽ duy trì liên tục nỗ lực nhằm kéo nền kinh tế thế giới ra khỏi suy thoái.
Các thỏa thuận chung được đưa ra tại hội nghị lần này bao gồm cam kết chống lại mọi hình thức bảo hộ mậu dịch và khôi phục lại hoạt động cho vay của ngân hàng.
Các thỏa thuận này sẽ là nền tảng cho các tuyên bố cụ thể hơn tại cuộc họp Hội đồng châu Âu tuần tới và Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London vào ngày 2-4.
Các Bộ trưởng Tài chính cũng tuyên bố sẽ tiếp tục các gói khuyến khích kinh tế và tỷ lệ lãi suất thấp, thống nhất sẽ tăng nguồn tài chính cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Phát biểu kết luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 ở Horsham, West Sussex hôm 14-3, Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling nói rằng, lòng tin của người tiêu dùng và các thể chế tài chính nên là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nước trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, và các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương đã nhất trí rằng việc khôi phục lòng tin sẽ thúc đẩy sự chỉnh đốn hoạt động của các thể chế tài chính, bao gồm cả các quỹ phòng hộ.
Sau hội nghị, ông Darling nói rằng, đã có "một sự tiến triển rõ rệt, và sự đồng lòng nhất trí cao". Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner thêm vào rằng, "chúng tôi đã rất đồng tâm nhất trí về sự cần thiết phải hành động để khôi phục sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu".
Tuy nhiên, trong khi các Bộ trưởng Tài chính Anh và Mỹ chủ trương kêu gọi việc chi thêm cho các gói khuyến khích thì một số nhà đồng cấp châu Âu lại nhấn mạnh tính thận trọng trong vấn đề này. Bộ trưởng Tài chính Đức Steinbrueck một lần nữa tỏ ra rằng Đức quan ngại về khoản chi cho các gói khuyến khích khác. "Các món nợ công là một gánh nặng cho thế hệ con cháu chúng ta và cần phải có một lối thoát chiến lược", ông nói.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick cũng khuyến cáo rằng cần phải hành động nhiều hơn nữa để đối phó với cuộc khủng hoảng. Theo ông Zoellick, việc khôi phục lòng tin vào ngành ngân hàng thế giới là quan trọng hơn việc thúc đẩy tăng trưởng thông qua giảm thuế hay tăng việc chi tiêu. "Các gói khuyến khích không thôi thì chưa đủ", ông nói.
Tại một cuộc họp khác trong ngày hôm qua, Thủ tướng Anh đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự tự tin là có thể đạt được một thỏa thuận cụ thể tại hội nghị G20 vào tháng tới ở London.
N.L (Theo BBC, CNN)
Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling (trái) và Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde tại hội nghị G20. |
Các thỏa thuận này sẽ là nền tảng cho các tuyên bố cụ thể hơn tại cuộc họp Hội đồng châu Âu tuần tới và Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London vào ngày 2-4.
Các Bộ trưởng Tài chính cũng tuyên bố sẽ tiếp tục các gói khuyến khích kinh tế và tỷ lệ lãi suất thấp, thống nhất sẽ tăng nguồn tài chính cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Phát biểu kết luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 ở Horsham, West Sussex hôm 14-3, Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling nói rằng, lòng tin của người tiêu dùng và các thể chế tài chính nên là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nước trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, và các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương đã nhất trí rằng việc khôi phục lòng tin sẽ thúc đẩy sự chỉnh đốn hoạt động của các thể chế tài chính, bao gồm cả các quỹ phòng hộ.
Sau hội nghị, ông Darling nói rằng, đã có "một sự tiến triển rõ rệt, và sự đồng lòng nhất trí cao". Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner thêm vào rằng, "chúng tôi đã rất đồng tâm nhất trí về sự cần thiết phải hành động để khôi phục sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu".
Tuy nhiên, trong khi các Bộ trưởng Tài chính Anh và Mỹ chủ trương kêu gọi việc chi thêm cho các gói khuyến khích thì một số nhà đồng cấp châu Âu lại nhấn mạnh tính thận trọng trong vấn đề này. Bộ trưởng Tài chính Đức Steinbrueck một lần nữa tỏ ra rằng Đức quan ngại về khoản chi cho các gói khuyến khích khác. "Các món nợ công là một gánh nặng cho thế hệ con cháu chúng ta và cần phải có một lối thoát chiến lược", ông nói.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick cũng khuyến cáo rằng cần phải hành động nhiều hơn nữa để đối phó với cuộc khủng hoảng. Theo ông Zoellick, việc khôi phục lòng tin vào ngành ngân hàng thế giới là quan trọng hơn việc thúc đẩy tăng trưởng thông qua giảm thuế hay tăng việc chi tiêu. "Các gói khuyến khích không thôi thì chưa đủ", ông nói.
Tại một cuộc họp khác trong ngày hôm qua, Thủ tướng Anh đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự tự tin là có thể đạt được một thỏa thuận cụ thể tại hội nghị G20 vào tháng tới ở London.
N.L (Theo BBC, CNN)