(ĐNĐT) - Lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới hôm qua, 2-4, đã đạt được một thỏa thuận đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái 1929 -1933, với gói các biện pháp trị giá 1.100 tỷ USD, đồng thời cho rằng các quy định tài chính sẽ được xiết chặt hơn để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tái diễn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là một trong những đối tượng hưởng lợi lớn nhất của Hội nghị thượng đỉnh G20. Đầu tiên, IMF sẽ nhận được 250 tỷ USD cho các đơn vị tiền tệ dự trữ của quỹ được gọi là Quyền rút tiền đặc biệt (SDR).
Đồng SDR là đơn vị thanh toán do IMF đề xướng năm 1969, là tổng hòa giá trị của đồng USD, bảng Anh, euro và yen Nhật. Đến nay mới chỉ có các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế sử dụng đơn vị thanh toán này.
Bên cạnh đó, để có thể giúp đỡ các nước đang gặp khó khăn, nguồn vốn của IMF sẽ được tăng gấp 3 lần, lên tới 500 tỷ USD, trong đó Trung Quốc đóng góp 40 tỷ USD, một động thái đáng kể đối với nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. G20 cũng đã cam kết 250 tỷ USD để thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Nhiều hơn so với dự kiến, các lãnh đạo G20 tuyên bố viện trợ 100 tỷ USD cho các nước đang phát triển. Số tiền này sẽ được phân phối thông qua các ngân hàng đa phương như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Cùng với các biện pháp khuyến khích hiện tại, Thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết, các nước thành viên G20 đã tuyên bố gói kích thích kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 5.000 tỷ USD cho đến cuối năm sau.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố đây là một "bước ngoặt" đối với nền kinh tế thế giới. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho rằng các kết quả của Hội nghị thượng đỉnh G20 là vượt xa cả sự mong đợi, và thỏa thuận đạt được tại hội nghị đã thể hiện được một bước tiến rất lớn đối với việc cải cách các thể chế tài chính. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng hết lời hoan nghênh kết quả đạt được, mặc dù trước đó giữa Pháp, Đức và Anh, Mỹ đã tồn tại những khác biệt về quan điểm.
N.L (Theo CNN, BBC, Reuters)
Các kết quả đạt được tại hội nghị thượng đỉnh G20 được nhiều lãnh đạo thế giới hoan nghênh. |
Đồng SDR là đơn vị thanh toán do IMF đề xướng năm 1969, là tổng hòa giá trị của đồng USD, bảng Anh, euro và yen Nhật. Đến nay mới chỉ có các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế sử dụng đơn vị thanh toán này.
Bên cạnh đó, để có thể giúp đỡ các nước đang gặp khó khăn, nguồn vốn của IMF sẽ được tăng gấp 3 lần, lên tới 500 tỷ USD, trong đó Trung Quốc đóng góp 40 tỷ USD, một động thái đáng kể đối với nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. G20 cũng đã cam kết 250 tỷ USD để thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Nhiều hơn so với dự kiến, các lãnh đạo G20 tuyên bố viện trợ 100 tỷ USD cho các nước đang phát triển. Số tiền này sẽ được phân phối thông qua các ngân hàng đa phương như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Cùng với các biện pháp khuyến khích hiện tại, Thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết, các nước thành viên G20 đã tuyên bố gói kích thích kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 5.000 tỷ USD cho đến cuối năm sau.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố đây là một "bước ngoặt" đối với nền kinh tế thế giới. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho rằng các kết quả của Hội nghị thượng đỉnh G20 là vượt xa cả sự mong đợi, và thỏa thuận đạt được tại hội nghị đã thể hiện được một bước tiến rất lớn đối với việc cải cách các thể chế tài chính. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng hết lời hoan nghênh kết quả đạt được, mặc dù trước đó giữa Pháp, Đức và Anh, Mỹ đã tồn tại những khác biệt về quan điểm.
N.L (Theo CNN, BBC, Reuters)