(ĐNĐT) - Phiên họp chung giữa Hạ viện và Thượng viện của Quốc hội Thái Lan trong ngày hôm qua (22-4) nhằm mục đích hàn gắn sự phân chia chính trị đã biến thành một cuộc đấu khẩu dai dẳng khi Chính phủ và các nghị sĩ đối lập đổ lỗi lẫn nhau về tình trạng lộn xộn trong dịp Tết Songkran ở Bangkok.
Các nhà phân tích cho biết, cuộc tranh luận kéo dài 2 ngày thực sự là một điều đáng thất vọng và chỉ trích gay gắt các nhà lập pháp đã đưa lợi ích của mình lên đầu trong các bài phát biểu, thay vì cùng nhau động não để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị của đất nước.
Sombat Chantornvong, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Thammasat cho rằng, các nghị sĩ đã đứng bên lề chính các chương trình nghị sự của họ và dùng Quốc hội như diễn đàn của riêng mình.
Nhà khoa học chính trị Siriphan Noksuan Sawasdee đến từ Đại học Chulalongkorn thì nói rằng, cuộc tranh luận trở nên đáng thất vọng vì các nghị sĩ không hề đưa ra một giải pháp then chốt nào mà chỉ chăm chăm cáo buộc lẫn nhau, khiến sự bất đồng càng tồi tệ hơn.
Theo nhà khoa học Thawee Suraritthikul từ Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, phiên họp này không chỉ không đưa ra được giải pháp nào mà còn là dấu hiệu cho thấy một cuộc cải cách chính trị sẽ thất bại trong tương lai vì cả Chính phủ và các nghị sĩ đối lập đã chứng minh rằng họ không sẵn sàng để hợp tác. Ông nói, người đứng đằng sau phe đối lập có lẽ đã lên kế hoạch để chứng minh rằng Quốc hội không thể làm tốt chức năng của mình và từ đó buộc ông Abhisit Vejjajiva phải rời ghế Thủ tướng.
Lãnh đạo nhóm chất vấn của phe đối lập, nghị sĩ Chalerm Yubamrung thuộc đảng Puea Thai, cáo buộc Thủ tướng đã vận dụng sắc lệnh hành pháp về quản lý công chúng trong các tình huống khẩn cấp một cách trái pháp luật. Ông ta nói rằng, Thủ tướng Abhisit đã không yêu cầu nội các thông qua việc sử dụng sắc lệnh này trong vòng 3 ngày theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Abhisit đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Bangkok và các tỉnh lân cận vào ngày 12-4. Mặc dù lệnh khẩn cấp được ban bố sau khi phe biểu tình áo đỏ phong tỏa nhiều đường phố chính ở Bangkok, nhưng ông Chalerm lại lên tiếng bảo vệ rằng việc phong tỏa các con đường là không nghiêm trọng.
Phiên họp chung giữa 2 viện của Quốc hội bắt đầu sáng hôm qua tại Bangkok để thảo luận và theo đuổi một giải pháp cho hỗn loạn chính trị hiện nay và sẽ kết thúc trong hôm nay. "Hôm nay là ngày chúng ta quyết định sẽ dùng (Quốc hội) để hàn gắn những vết thương của xã hội hay lại để trở thành một phần khác của sự mâu thuẫn", Thủ tướng Thái Lan nói.
N.L (Theo Bangkok Post, THX)
Phiên họp chung đã biến thành một cuộc tranh luận đầy tính cá nhân và chia rẽ nội bộ. Ảnh: THX |
Sombat Chantornvong, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Thammasat cho rằng, các nghị sĩ đã đứng bên lề chính các chương trình nghị sự của họ và dùng Quốc hội như diễn đàn của riêng mình.
Nhà khoa học chính trị Siriphan Noksuan Sawasdee đến từ Đại học Chulalongkorn thì nói rằng, cuộc tranh luận trở nên đáng thất vọng vì các nghị sĩ không hề đưa ra một giải pháp then chốt nào mà chỉ chăm chăm cáo buộc lẫn nhau, khiến sự bất đồng càng tồi tệ hơn.
Theo nhà khoa học Thawee Suraritthikul từ Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, phiên họp này không chỉ không đưa ra được giải pháp nào mà còn là dấu hiệu cho thấy một cuộc cải cách chính trị sẽ thất bại trong tương lai vì cả Chính phủ và các nghị sĩ đối lập đã chứng minh rằng họ không sẵn sàng để hợp tác. Ông nói, người đứng đằng sau phe đối lập có lẽ đã lên kế hoạch để chứng minh rằng Quốc hội không thể làm tốt chức năng của mình và từ đó buộc ông Abhisit Vejjajiva phải rời ghế Thủ tướng.
Lãnh đạo nhóm chất vấn của phe đối lập, nghị sĩ Chalerm Yubamrung thuộc đảng Puea Thai, cáo buộc Thủ tướng đã vận dụng sắc lệnh hành pháp về quản lý công chúng trong các tình huống khẩn cấp một cách trái pháp luật. Ông ta nói rằng, Thủ tướng Abhisit đã không yêu cầu nội các thông qua việc sử dụng sắc lệnh này trong vòng 3 ngày theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Abhisit đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Bangkok và các tỉnh lân cận vào ngày 12-4. Mặc dù lệnh khẩn cấp được ban bố sau khi phe biểu tình áo đỏ phong tỏa nhiều đường phố chính ở Bangkok, nhưng ông Chalerm lại lên tiếng bảo vệ rằng việc phong tỏa các con đường là không nghiêm trọng.
Phiên họp chung giữa 2 viện của Quốc hội bắt đầu sáng hôm qua tại Bangkok để thảo luận và theo đuổi một giải pháp cho hỗn loạn chính trị hiện nay và sẽ kết thúc trong hôm nay. "Hôm nay là ngày chúng ta quyết định sẽ dùng (Quốc hội) để hàn gắn những vết thương của xã hội hay lại để trở thành một phần khác của sự mâu thuẫn", Thủ tướng Thái Lan nói.
N.L (Theo Bangkok Post, THX)