(ĐNĐT) - Một đội tìm kiếm của Brazil đã vớt được một mảnh lớn phần đuôi của chiếc máy bay Air France lâm nạn trên Đại Tây Dương hồi tuần trước, mang lại chút hi vọng cho cuộc tìm kiếm chiếc hộp đen giữa trời nước mênh mông để biết được nguyên nhân của vụ tai nạn.
Theo hãng tin AP, Đại tá Không lực Brazil Henry Munhoz cho biết đã tìm thấy thêm 8 thi thể nữa, gần nơi 16 thi thể khác được phát hiện từ hôm 6-6, nâng tổng số thi thể vớt được lên 24.
Cũng trong ngày hôm qua, Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã gửi 2 thiết bị âm thanh công nghệ cao tới Brazil và sẽ được đưa lên 2 chiếc tàu của Pháp để giúp dò tìm các tín hiệu cấp cứu phát ra từ các hộp đen của chiếc máy bay, chính là các thiết bị ghi lại các dữ liệu của chuyến bay, hiện đang nằm sâu dưới đáy đại dương.
Nguyên nhân nào khiến cho chiếc Airbus A330-200 đâm xuống giữa đại dương vào ngày định mệnh 31-5 mang theo 228 người xấu số sẽ không bao giờ được phát hiện cho đến khi tìm thấy những chiếc hộp đen này. Các thiết bị hiện đại của Mỹ có thể dò được tín hiệu từ các hộp đen tới độ sâu 6.100m (20.000ft).
Thiết bị ghi âm buồng lái và thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay trong hộp đen có thể truyền tín hiệu ở độ sâu 14.000ft, khoảng ở độ sâu tối đa của khu vực nơi máy bay được cho là đã rơi xuống. Hộp đen trên máy bay được thiết kế sẽ phát ra tín hiệu trong vòng 30 ngày sau khi bị tai nạn. Một tàu ngầm của Pháp dự kiến sẽ tới hiện trường vụ tai nạn trong tuần này để giúp tìm kiếm.
Trong khi đó, một số phi công Pháp lại tỏ vẻ mất kiên nhẫn trong việc chờ đợi được một câu trả lời chắc chắn cho nguyên nhân gặp nạn của chiếc máy bay. Với giả thuyết mà các nhà điều tra đưa ra rằng các thiết bị ghi lại tốc độ ở bên ngoài thân máy bay đã bị đóng băng và chuyển các thông số sai sót một cách nguy hiểm cho các máy tính ở buồng lãi trong cơn bão sấm, một hiệp hội phi công đã khuyến cáo các thành viên của họ từ chối bay các chiếc Airbus A330 và A340 trừ khi các thiết bị đo tốc độ, hay còn gọi là các ống Pitot, được thay thế.
Đã hơn 1 tuần kể từ khi chiếc máy bay của hãng Air France rơi xuống Đại Tây Dương, mang theo cái chết hãi hùng cho 228 con người, nhưng những bí ẩn xung quanh chuyến bay 447 có lẽ sẽ còn lưu lại rất lâu.
Airbus A330-200 được cho là một chiếc máy bay hết sức an toàn, vậy thì tại sao lại không có tín hiệu nào từ các phi công trong lúc lâm nguy? Loại máy bay kiểu này được thiết kế hết sức công phu với khả năng chống chịu với những cơn bão tầm cỡ như cơn bão mà chuyến bay 447 có lẽ đã vượt qua. Chiếc máy bay có khá nhiều hệ thống hỗ trợ bằng điện, vậy thì tại sao một thiết bị bị hỏng hóc lại kéo theo một thiết bị khác? Phải chăng toàn bộ hệ thống đã gặp trục trặc?
Những bí ẩn này đặt ra một câu hỏi rợn sống lưng rằng: nếu không ai biết được điều này vì sao lại xảy ra, liệu nó có thể và sẽ xảy ra một lần nữa hay không?
N.L (Theo CNN, AP, BBC)
Đội tìm kiếm của Brazil đang vớt một mảnh đuôi của chiếc máy bay xấu số. Ảnh: AP |
Cũng trong ngày hôm qua, Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã gửi 2 thiết bị âm thanh công nghệ cao tới Brazil và sẽ được đưa lên 2 chiếc tàu của Pháp để giúp dò tìm các tín hiệu cấp cứu phát ra từ các hộp đen của chiếc máy bay, chính là các thiết bị ghi lại các dữ liệu của chuyến bay, hiện đang nằm sâu dưới đáy đại dương.
Nguyên nhân nào khiến cho chiếc Airbus A330-200 đâm xuống giữa đại dương vào ngày định mệnh 31-5 mang theo 228 người xấu số sẽ không bao giờ được phát hiện cho đến khi tìm thấy những chiếc hộp đen này. Các thiết bị hiện đại của Mỹ có thể dò được tín hiệu từ các hộp đen tới độ sâu 6.100m (20.000ft).
Thiết bị ghi âm buồng lái và thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay trong hộp đen có thể truyền tín hiệu ở độ sâu 14.000ft, khoảng ở độ sâu tối đa của khu vực nơi máy bay được cho là đã rơi xuống. Hộp đen trên máy bay được thiết kế sẽ phát ra tín hiệu trong vòng 30 ngày sau khi bị tai nạn. Một tàu ngầm của Pháp dự kiến sẽ tới hiện trường vụ tai nạn trong tuần này để giúp tìm kiếm.
Trong khi đó, một số phi công Pháp lại tỏ vẻ mất kiên nhẫn trong việc chờ đợi được một câu trả lời chắc chắn cho nguyên nhân gặp nạn của chiếc máy bay. Với giả thuyết mà các nhà điều tra đưa ra rằng các thiết bị ghi lại tốc độ ở bên ngoài thân máy bay đã bị đóng băng và chuyển các thông số sai sót một cách nguy hiểm cho các máy tính ở buồng lãi trong cơn bão sấm, một hiệp hội phi công đã khuyến cáo các thành viên của họ từ chối bay các chiếc Airbus A330 và A340 trừ khi các thiết bị đo tốc độ, hay còn gọi là các ống Pitot, được thay thế.
Đã hơn 1 tuần kể từ khi chiếc máy bay của hãng Air France rơi xuống Đại Tây Dương, mang theo cái chết hãi hùng cho 228 con người, nhưng những bí ẩn xung quanh chuyến bay 447 có lẽ sẽ còn lưu lại rất lâu.
Airbus A330-200 được cho là một chiếc máy bay hết sức an toàn, vậy thì tại sao lại không có tín hiệu nào từ các phi công trong lúc lâm nguy? Loại máy bay kiểu này được thiết kế hết sức công phu với khả năng chống chịu với những cơn bão tầm cỡ như cơn bão mà chuyến bay 447 có lẽ đã vượt qua. Chiếc máy bay có khá nhiều hệ thống hỗ trợ bằng điện, vậy thì tại sao một thiết bị bị hỏng hóc lại kéo theo một thiết bị khác? Phải chăng toàn bộ hệ thống đã gặp trục trặc?
Những bí ẩn này đặt ra một câu hỏi rợn sống lưng rằng: nếu không ai biết được điều này vì sao lại xảy ra, liệu nó có thể và sẽ xảy ra một lần nữa hay không?
N.L (Theo CNN, AP, BBC)