(ĐNĐT) - Ấn Độ hôm qua (26-7) đã hạ thủy chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của mình, trở thành nước thứ 6 trên thế giới đủ khả năng làm được điều này.
Chiếc tàu INS Arihant nặng 6.000 tấn được hạ thủy bởi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại một buổi lễ ở bờ biển đông nam.
Được chế tạo hoàn toàn tại Ấn Độ với sự hỗ trợ của Nga, tàu hạt nhân này sẽ trải qua các đợt thử nghiệm trong vài năm tới trước khi được đưa vào sử dụng với khả năng phóng tên lửa ở các mục tiêu cách xa khảng 700km. Dự kiến chiếc thứ hai sẽ được đóng không lâu chiếc thứ nhất.
Sự ra đời của tàu ngầm hạt nhân sẽ hoàn thiện bộ ba vũ khí hạt nhân tấn công từ trên bộ, trên biển và trên không của nước này.
Cho đến nay, chỉ có Mỹ, Nga, Pháp, Anh, và Trung Quốc có đủ năng lực đóng tàu ngầm hạt nhân.
Phát biểu tại lễ hạ thủy tàu Arihant ở thành phố cảng Visakhapatnam, ông Singh nói rằng Ấn Độ không có ý định gây hấn với bất kỳ ai, tuy nhiên những quan ngại về an ninh của nước này đang ngày càng hướng đến vùng biển. "Chúng tôi có nhiệm vụ phải áp dụng tất cả những biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước mình và để theo kịp những tiến bộ về công nghệ trên toàn thế giới", Thủ tướng Ấn Độ cho biết.
Sau khi được triển khai hoạt động, tàu INS Arihant sẽ chở dược khoảng 100 thủy thủ, có thể hoạt động dưới nước trong thời gian dài và do đó sẽ làm tăng khả năng không bị phát hiện.
Theo hãng tin BBC, việc hạ thủy tàu ngầm hạt nhân Arihant là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Án Độ đang tìm cách đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, nước có lực lượng hải quân đông đảo và đáng gờm trong khu vực.
N.L (Theo BBC, CNN)
Chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ, INS Arihant. Ảnh: USDOD |
Được chế tạo hoàn toàn tại Ấn Độ với sự hỗ trợ của Nga, tàu hạt nhân này sẽ trải qua các đợt thử nghiệm trong vài năm tới trước khi được đưa vào sử dụng với khả năng phóng tên lửa ở các mục tiêu cách xa khảng 700km. Dự kiến chiếc thứ hai sẽ được đóng không lâu chiếc thứ nhất.
Sự ra đời của tàu ngầm hạt nhân sẽ hoàn thiện bộ ba vũ khí hạt nhân tấn công từ trên bộ, trên biển và trên không của nước này.
Cho đến nay, chỉ có Mỹ, Nga, Pháp, Anh, và Trung Quốc có đủ năng lực đóng tàu ngầm hạt nhân.
Phát biểu tại lễ hạ thủy tàu Arihant ở thành phố cảng Visakhapatnam, ông Singh nói rằng Ấn Độ không có ý định gây hấn với bất kỳ ai, tuy nhiên những quan ngại về an ninh của nước này đang ngày càng hướng đến vùng biển. "Chúng tôi có nhiệm vụ phải áp dụng tất cả những biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước mình và để theo kịp những tiến bộ về công nghệ trên toàn thế giới", Thủ tướng Ấn Độ cho biết.
Sau khi được triển khai hoạt động, tàu INS Arihant sẽ chở dược khoảng 100 thủy thủ, có thể hoạt động dưới nước trong thời gian dài và do đó sẽ làm tăng khả năng không bị phát hiện.
Theo hãng tin BBC, việc hạ thủy tàu ngầm hạt nhân Arihant là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Án Độ đang tìm cách đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, nước có lực lượng hải quân đông đảo và đáng gờm trong khu vực.
N.L (Theo BBC, CNN)