Ông Kim Dae-jung là nhà lãnh đạo đối lập đầu tiên nắm quyền ở Hàn Quốc từ năm 1998-2003. Ông là biểu tượng đấu tranh hướng đến nền dân chủ và giấc mơ hòa giải trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Kim Dae-jung (trái) và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il trong cuộc gặp gỡ tại Bình Nhưỡng năm 2000. (Ảnh: AP) |
Trong một tuyên bố, Tổng thống Lee Myung-bak khẳng định, người dân Hàn Quốc sẽ mãi ghi nhớ những thành tựu và khát vọng của ông Kim Dae-jung hướng đến nền dân chủ và hòa giải giữa 2 miền Triều Tiên. Trong khi đó, đảng Dân chủ đối lập miêu tả ông Kim là “một trong những người thầy vĩ đại nhất của kỷ nguyên này”.
Đường dẫn đến Nhà Xanh
Ông Kim Dae-jung sinh ngày 3-12-1925 trong một gia đình trung nông ở tỉnh Nam Jeolla, miền tây nam Hàn Quốc, nơi người dân bị coi là thấp kém hơn các khu vực khác. Sau khi kết thúc sự chiếm đóng của Nhật Bản trong suốt thời kỳ chiến tranh hai miền Triều Tiên từ năm 1950-1953, ông bắt đầu học kinh doanh. Nhưng chính quyền Hàn Quốc có sự chuyển biến theo hướng độc tài, thế là ông chọn con đường chính trị và nhanh chóng trở thành người chống đối.
“Miền Nam và miền Bắc chưa từng thoát khỏi sự e dè và nghi ngại lẫn nhau suốt nửa thế kỷ qua - chưa một ngày nào. Nếu hai miền hợp tác, cả hai miền Triều Tiên đều được hưởng hòa bình và thịnh vượng.” (Cựu Tổng thống Kim Dae-jung) |
Tổng thống Kim Dae-jung (phải) nhận giải Nobel Hòa bình vào năm 2000. (Ảnh: NYT) |
|
Đến năm 1979, Tướng Park bị ám sát, một viên tướng quân đội khác là Chun Doo-hwan tiếm quyền. Năm tháng sau, hàng chục nghìn người ở thành phố miền nam Gwangju, một trong những “pháo đài chính trị” của ông Kim Dae-jung, biểu tình trên đường phố. Hơn 200 người biểu tình đã bị giết hại, ông Kim bị chính quyền Chun Doo-hwan kết tội xúi giục nổi loạn và bị tuyên án tử hình. Nhưng nhờ sự can thiệp của Mỹ, bản án chuyển thành 20 năm tù. Năm 1982, theo một thỏa thuận với chính quyền của Tổng thống Mỹ Reagan, Tướng Chun đã để cho ông Kim sang sống ở Boston và giảng dạy tại Trường Đại học Harvard.
Trở về nước năm 1985, ông Kim lập tức bị quản thúc tại gia và lại một lần nữa ông trở thành tiếng nói đại diện cho phe đối lập. Sau khi được phóng thích, ông tiếp tục tranh cử Tổng thống vào năm 1987 và năm 1992 nhưng cả hai nỗ lực này đều không thành công. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã thực hiện được ước nguyện trong cuộc bầu cử năm 1997 - giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á. Ông vào được Nhà Xanh, giữ chức Tổng thống Hàn Quốc từ năm 1998 đến năm 2003.
Báo New York Times cho hay, chính cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã giúp ông lên nắm quyền, bởi người dân Hàn Quốc bỏ phiếu chống lại sự bảo thủ vì tham nhũng, vốn đã ăn sâu ở đất nước này từ thời Chiến tranh liên Triều.
“Chính sách Ánh Dương”
Ông Kim Dae-jung trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1987 nhưng thất bại. (Ảnh: Getty Images) |
Báo New York Times cho hay, với “Chính sách Ánh Dương”, 2 miền Triều Tiên đã thiết lập các con đường và những tuyến đường sắt xuyên biên giới. Không những thế, 2 bên còn xây dựng một khu công nghiệp chung. 2 triệu người Hàn Quốc đã đến khu nghỉ mát vùng núi của CHDCND Triều Tiên. Trong một hình ảnh được phát sóng trên truyền hình, những người Triều Tiên bị chia cắt do chiến tranh liên Triều hơn nửa thế kỷ đã gặp lại nhau trong nước mắt của ngày đoàn tụ gia đình. Cũng vào năm 2000, nỗ lực của Tổng thống Kim Dae-jung đã mang lại cho ông giải Nobel Hòa bình cao quý.
Một số người gọi ông Kim Dae-jung là “DJ”, người theo chủ nghĩa tự do cánh tả đã hỗ trợ cho CHDCND Triều Tiên hàng trăm triệu USD viện trợ. Các tiết lộ cho thấy, Chính phủ của ông đã bí mật chuyển các khoản chi cho CHDCND Triều Tiên lến đến 500 triệu USD trong một thỏa thuận thương mại không rõ ràng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 nhưng ông đã bảo vệ các khoản tiền này bằng một chính sách bảo đảm hòa bình với quốc gia phía Bắc.
Năm 2007, Tổng thống Lee Myung-bak, nhà lãnh đạo bảo thủ, đã bãi bỏ chính sách của những người tiền nhiệm Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, cam kết đi theo đường lối cứng rắn với CHDCND Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân. Căng thẳng lại leo thang trên bán đảo Triều Tiên, nhất là khi Bình Nhưỡng thử tên lửa vào đầu năm nay gây chấn động ở khu vực Đông Bắc Á, ông Kim Dae-jung cũng đã đấu tranh không mệt mỏi nhằm thuyết phục Chính phủ Hàn Quốc.
Đỉnh cao trong sự nghiệp chính trị của ông Kim Dae-jung: tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc với vợ, bà Lee Hee-ho. (Ảnh: Getty Images) |
|
Trong suốt nhiệm kỳ 5 năm, Tổng thống Kim Dae-jung đã thực hiện chính sách giảm bớt quyền lực của các tập đoàn sở hữu gia đình đang chi phối nền kinh tế. Ông giành được sự tán dương vì hợp tác với các thể chế tài chính quốc tế, để chèo lái con thuyền kinh tế của Hàn Quốc thoát khỏi vũng lầy khủng hoảng, đồng thời còn đã nỗ lực cải thiện mối quan hệ băng giá giữa Seoul với Tokyo.
Tuy nhiên, những tháng cuối nhiệm kỳ không suôn sẻ đối với người đứng đầu Nhà Xanh. Nhà lãnh đạo miền Bắc không giữ lời hứa trở lại Seoul và cũng không từ bỏ chương trình hạt nhân. Hai trong ba người con của ông Kim phải vào tù vì bị buộc tội tham nhũng.
Người dân xứ sở kim chi yêu mến ca ngợi Tổng thống Kim Dae-jung là “Nelson Mandela của châu Á” bởi cũng như nhà lãnh đạo của đất nước Nam Phi với những cống hiến vĩ đại cho hòa bình và việc thực hiện nền dân chủ đa chủng tộc, người đàn ông với tên gọi tắt “DJ” này là biểu tượng của việc phát triển chủ nghĩa dân chủ, nhân quyền và quan hệ liên Triều. (Theo New York Times) |
PHÚC NGUYÊN (Theo AP, New York Times)