Bất chấp Tehran cảnh báo sẽ không thương thuyết về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này, người đứng đầu Nhà Trắng hôm 11-9 đã quyết định bật đèn xanh, khi đưa ra đề xuất hội đàm trực tiếp với Iran, cùng sự có mặt của quan chức Anh, Nga, Trung Quốc và nhiều quan chức châu Âu khác. Đây là cuộc hội đàm chính thức đầu tiên giữa quan chức Mỹ và Iran kể từ khi hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao cách đây gần 30 năm.
Ngoại trưởng Iran Manouchehr Mottaki (phải) trình bày với các đại sứ Pháp, Nga và Thụy Sỹ tại Tehran về gói đề xuất mới. |
Ông cũng bác bỏ thời gian biểu mà Mỹ đặt ra cho tiến bộ trong đàm phán với Tehran về hạt nhân. Theo ông Lavrov, thậm chí nếu Iran có cố gắng chế tạo nhiên liệu cấp độ vũ khí thì nước này cũng sẽ bị phát hiện ra và vẫn có thời gian để phản ứng. “Tôi không nghĩ những lệnh cấm vận đó được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua”, trích lời ông Lavrov.
Những lời trên của ông Lavrov gây nghi ngờ về khả năng thành công của Mỹ trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế đối với các lệnh cấm vận mới chống lại Tehran. Chúng dường như cũng xóa tan hy vọng rằng, việc chính quyền Obama “cài đặt lại” các mối quan hệ với Nga sẽ giúp Washington nhận được sự ủng hộ của Moscow dành cho một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Mỹ.
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuần trước tuyên bố, Tehran sẽ không bao giờ ngừng làm giàu uranium - nhiên liệu có thể dùng cho sản xuất vũ khí hạt nhân. Cùng lúc, Iran cũng đề nghị tiến hành một cuộc thảo luận về việc “cùng hợp tác, hòa bình và công bằng” với các nước phương Tây. Quan chức Mỹ cho biết, khả năng có một bước đột phá là rất ít, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã sẵn sàng thử xem Iran có thực sự quan tâm tới đối thoại hay không. “Nếu Iran sẵn sàng tham gia đàm phán nghiêm túc, họ sẽ tìm thấy người tham gia đầy quyết tâm ở phía Mỹ và những nước khác”.
Ngoại trưởng Iran Manouchehr Mottaki hôm 12-9 cho biết, vấn đề hạt nhân sẽ được đem ra thảo luận khi “điều kiện chín muồi”. Theo đó, Iran sẵn sàng đàm phán về các vấn đề, có thể cả vấn đề hạt nhân cũng như các thách thức toàn cầu hiện nay. Tổng thống Ahmadinejad cũng cho biết, Iran sẽ trình một gói đề xuất lên 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ và cả Đức, song không đưa ra thời hạn về các cuộc hội đàm. Gói đề xuất sẽ xác định các thách thức với nhân loại và các giải pháp cho các vấn đề toàn cầu.
Nếu được phía Iran chấp thuận, đây sẽ là cuộc tiếp xúc quan trọng đầu tiên giữa các quan chức Washington và Tehran, kể từ cuộc khủng hoảng năm 1979 khi 53 nhà ngoại giao Mỹ bị bắt làm con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở Iran trong 444 ngày. Tuy nhiên, cũng với đề xuất mới này đã bộc lộ những gì mà Đảng Cộng hòa phàn nàn về Tổng thống Obama.
Đó là Tổng thống Obama không đủ cứng rắn đối với Iran. Nhưng dù sao đi nữa thì đây cũng là cơ hội để ông Obama thực hiện lời hứa của mình trong chiến dịch tranh cử của mình năm ngoái rằng, ông sẵn sàng đối thoại trực tiếp với những kẻ thù của nước Mỹ.
ĐOÀN LƯƠNG