(ĐNĐT) - Lebanon và Bosnia là 2 trong số 5 nước được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc hôm qua (15-10), trong một động thái mà các nhà ngoại giao hy vọng sẽ giúp củng cố thể chế còn lung lay của 2 nước này
Trong một cuộc bầu chọn không có ý kiến nào phản đối, Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu cho Bosnia, Brazil, Gabon, Lebanon và Nigeria để đảm nhận vai trò thành viên không thường trực luân phiên của hội đồng trong 2 năm 2010 và 2011. Cả 5 nước này đã được lựa chọn từ trước bởi các nhóm khu vực của mình. Từ ngày 1-1-2010, 5 nước này sẽ thay thế Burkina Faso, Costa Rica, Croatia, Libya và Việt Nam - các thành viên không nắm quyền phủ quyết của hội đồng 15 thành viên.
Do các vấn đề về an ninh và chính trị vẫn chưa được giải quyết nên cả 2 nước Lebanon và Bosnia sẽ phải chịu sự giám sát của HĐBA. Lebanon có khoảng 12.500 binh lính gìn giữ hòa bình của LHQ ở phía nam, bắt nguồn từ các cuộc xung đột trước đây với Israel. Còn ở Bosnia, vốn bị chia cắt bởi cuộc chiến những năm 1990, có một lực lượng của Liên minh châu Âu.
"Việc trở thành thành viên của hội đồng sẽ giúp củng cố các hệ thống chính phủ quốc gia để họ có thể đưa ra quyết định cho những vấn đề mang tính quốc tế", Đại sứ Anh John Sawers nói.
HĐBA LHQ có 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không thường trực và không có quyền phủ quyết được bầu chọn. Tuy nhiên, các thành viên được bầu chọn cũng có chút ít quyền lực vì mỗi một nghị quyết của hội đồng cần phải có 9 phiếu thuận và không có nước nào phủ quyết.
Đại sứ Lebanon Nawaf Salam nói rằng Lebanon, được bầu vào hội đồng lần đầu tiên năm 1953, có "một sứ mệnh đặc biệt với tư cách là một đất nước đa dạng và sự khoan dung", tuy nhiên ông từ chối bình luận thêm về việc họ sẽ hành động như thế nào.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Bosnia Sven Alkalaj cho rằng việc nước này được chọn vào hội đồng là một đóng góp lớn vào chặng đường dài mà họ đã đi qua kể từ cuộc chiến sắc tộc 1992-1995.
N.L (Theo Reuters)
Đại hội đồng Liên hiệp Quốc khóa 64 (Ảnh: AP) |
Do các vấn đề về an ninh và chính trị vẫn chưa được giải quyết nên cả 2 nước Lebanon và Bosnia sẽ phải chịu sự giám sát của HĐBA. Lebanon có khoảng 12.500 binh lính gìn giữ hòa bình của LHQ ở phía nam, bắt nguồn từ các cuộc xung đột trước đây với Israel. Còn ở Bosnia, vốn bị chia cắt bởi cuộc chiến những năm 1990, có một lực lượng của Liên minh châu Âu.
"Việc trở thành thành viên của hội đồng sẽ giúp củng cố các hệ thống chính phủ quốc gia để họ có thể đưa ra quyết định cho những vấn đề mang tính quốc tế", Đại sứ Anh John Sawers nói.
HĐBA LHQ có 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không thường trực và không có quyền phủ quyết được bầu chọn. Tuy nhiên, các thành viên được bầu chọn cũng có chút ít quyền lực vì mỗi một nghị quyết của hội đồng cần phải có 9 phiếu thuận và không có nước nào phủ quyết.
Đại sứ Lebanon Nawaf Salam nói rằng Lebanon, được bầu vào hội đồng lần đầu tiên năm 1953, có "một sứ mệnh đặc biệt với tư cách là một đất nước đa dạng và sự khoan dung", tuy nhiên ông từ chối bình luận thêm về việc họ sẽ hành động như thế nào.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Bosnia Sven Alkalaj cho rằng việc nước này được chọn vào hội đồng là một đóng góp lớn vào chặng đường dài mà họ đã đi qua kể từ cuộc chiến sắc tộc 1992-1995.
N.L (Theo Reuters)