Giữa tháng 11 này, tại Singapore sẽ diễn ra Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Ông Obama sẽ là Tổng thống Mỹ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN. |
Một lựa chọn đối với Mỹ nữa là thúc đẩy quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Đề xuất này đã được đưa ra vào cuối thời chính quyền Bush để củng cố quan hệ với một số thành viên ASEAN như Singapore, Việt Nam và Brunei cùng các quốc gia khác ở Thái Bình Dương. Nó có thể được mở rộng bao gồm thêm các nền kinh tế Đông Nam Á khác (Malaysia và Thái Lan) với mục đích cuối cùng là trở thành một thỏa thuận APEC - sẽ là một thành tích ấn tượng nếu được hiện thực hóa vào cuối năm 2011, khi đến lượt ông Obama chủ trì hội nghị.
Vào thời điểm của khủng hoảng và thất nghiệp, dân chúng Mỹ có thể không tin tưởng vào thương mại tự do. Nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp Mỹ nhận ra rằng, các thị trường đang phát triển ở châu Á là sự sống còn đối với lợi nhuận tương lai của họ và đối với sự phục hồi kinh tế toàn diện. Tuy nhiên, sáng kiến của Mỹ có thể thúc đẩy họ và bảo đảm rằng khu vực này vẫn để mở và ràng buộc với Mỹ.
Nó cũng có thể giúp giảm bớt xu hướng một số chính phủ bị hút về phía nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc. Tất nhiên, khi Obama tới Bắc Kinh, ông sẽ phải tiếp tục củng cố sự hợp tác với Trung Quốc bởi hai nước này là những nhân tố quyết định về khủng hoảng kinh tế, thay đổi khí hậu cùng nhiều vấn đề toàn cầu khác. Tuy nhiên, Mỹ phải ràng buộc theo hướng đa phương hơn với các quốc gia nhỏ hơn ở Đông Nam Á.
“Tổng thống Obama sẽ công du châu Á vào tháng tới để củng cố mối quan hệ hợp tác của chúng ta với khu vực quan trọng này của thế giới dựa trên hàng loạt vấn đề về lợi ích chung”, phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibss cho biết trong một tuyên bố được đưa ra hồi tháng 10. |
Và mặc dầu chủ nghĩa địa phương châu Á còn lộn xộn và đầy căng thẳng, nhưng Mỹ vẫn là một thế lực bình ổn trong khu vực. Chuyến công du lần này của Obama là cơ hội để bảo đảm rằng, khu vực này sẽ tiếp tục chứng kiến Mỹ như một nhân tố cốt yếu và có ích hơn so với trước kia. Nếu đạt được mục tiêu này, chuyến công du của Obama được xem là đã ít nhiều thành công.
GIA HUY