(ĐNĐT) - Các nhà lãnh đạo của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã gặp gỡ tại Brussels, Bỉ để tham dự hội nghị thượng đỉnh 2 ngày nhằm thảo luận về việc hỗ trợ tài chính cho công tác đối phó với biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế và thể chế của EU
Phiên thảo luận đầu tiên của hội nghị hôm 29-10 tập trung vào vấn đề gai góc về tài chính để giúp các nước nghèo chống chịu với biến đổi khí hậu, đã không đạt được sự thống nhất giữa các nhà lãnh đạo về việc nên chi ra bao nhiêu.
Thủ tướng Thụy Điển, Fredrik Reinfeldt chủ trì cuộc họp đã hối thúc hội nghị thống nhất về một sự ủy thác của EU trong vấn đề chi tiền cho biến đổi khí hậu trước khi hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Copenhagen vào tháng 12. EU muốn đạt được một quan điểm thống nhất trước hội nghị này.
Ông Fredrik Reinfeldt kêu gọi các lãnh đạo EU đồng ý một "khoản cố định" để mở đường cho các nhà tài trợ giàu có khác như Mỹ và Nhật Bản cũng đưa ra các tuyên bố tương tự để giúp đỡ các nước đang phát triển ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước cuộc thảo luận, Thủ tướng Hungary Gordon Bajnai nói rằng, việc chia sẻ chi phí viện trợ bằng nhau giữa 27 nước EU là không thể được. Bộ trưởng Tài chính Ba Lan Jacek Rostowski phát biểu với phóng viên BBC rằng, 9 nước Tây Âu sẵn sàng ngăn cản thỏa thuận trừ khi họ được phép đóng góp tùy theo khả năng của mình chứ không theo mức độ ô nhiễm mà họ gây ra.
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về việc cải cách Hiệp ước Lisbon, vốn đã được tất cả các thành viên thông qua, ngoại trừ Cộng hòa Czech. Nếu tất cả 27 nước thành viên đều thông qua hiệp ước thì hội nghị sẽ phải bầu ra một chủ tịch thường trực cho Hội đồng châu Âu. Các nhà lãnh đạo sau đó đã đồng ý một thỏa thuận để giành được sự ủng hộ của Cộng hòa Czech đối với Hiệp ước Lisbon, đó là miễn áp dụng Hiến chương Các quyền cơ bản của EU cho nước này, tương tự như đã áp dụng cho Anh và Ba Lan.
Thỏa thuận này hy vọng sẽ lấy được chữ ký vào Hiệp ước của Tổng thống Czech Vaclav Klaus, gần như là chướng ngại vật cuối cùng trên con đường thông qua hiệp ước của tất cả các thành viên.
Phiên họp thứ hai trong ngày hôm nay sẽ thảo luận về một thỏa thuận giám sát tài chính để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế.
Nhật Lê (Theo BBC, THX)
Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra trong 2 ngày 29, 30-10 (Ảnh: THX) |
Thủ tướng Thụy Điển, Fredrik Reinfeldt chủ trì cuộc họp đã hối thúc hội nghị thống nhất về một sự ủy thác của EU trong vấn đề chi tiền cho biến đổi khí hậu trước khi hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Copenhagen vào tháng 12. EU muốn đạt được một quan điểm thống nhất trước hội nghị này.
Ông Fredrik Reinfeldt kêu gọi các lãnh đạo EU đồng ý một "khoản cố định" để mở đường cho các nhà tài trợ giàu có khác như Mỹ và Nhật Bản cũng đưa ra các tuyên bố tương tự để giúp đỡ các nước đang phát triển ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước cuộc thảo luận, Thủ tướng Hungary Gordon Bajnai nói rằng, việc chia sẻ chi phí viện trợ bằng nhau giữa 27 nước EU là không thể được. Bộ trưởng Tài chính Ba Lan Jacek Rostowski phát biểu với phóng viên BBC rằng, 9 nước Tây Âu sẵn sàng ngăn cản thỏa thuận trừ khi họ được phép đóng góp tùy theo khả năng của mình chứ không theo mức độ ô nhiễm mà họ gây ra.
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về việc cải cách Hiệp ước Lisbon, vốn đã được tất cả các thành viên thông qua, ngoại trừ Cộng hòa Czech. Nếu tất cả 27 nước thành viên đều thông qua hiệp ước thì hội nghị sẽ phải bầu ra một chủ tịch thường trực cho Hội đồng châu Âu. Các nhà lãnh đạo sau đó đã đồng ý một thỏa thuận để giành được sự ủng hộ của Cộng hòa Czech đối với Hiệp ước Lisbon, đó là miễn áp dụng Hiến chương Các quyền cơ bản của EU cho nước này, tương tự như đã áp dụng cho Anh và Ba Lan.
Thỏa thuận này hy vọng sẽ lấy được chữ ký vào Hiệp ước của Tổng thống Czech Vaclav Klaus, gần như là chướng ngại vật cuối cùng trên con đường thông qua hiệp ước của tất cả các thành viên.
Phiên họp thứ hai trong ngày hôm nay sẽ thảo luận về một thỏa thuận giám sát tài chính để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế.
Nhật Lê (Theo BBC, THX)