(ĐNĐT) - Quốc hội Iraq đã thông qua một luật bầu cử chủ chốt bị trì hoãn từ lâu, dọn đường cho cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 1-2010, sau khi Quốc hội bỏ qua cuộc tranh cãi rất dễ xảy ra về vấn đề thành phố sản xuất dầu Kirkuk
Sau nhiều tuần rơi vào tình trạng bế tắc, Luật bầu cử - về nguyên tắc phải được thực thi ít nhất 90 ngày trước khi bầu cử - đã được thông qua bởi 141 trong số 196 nhà lập pháp, trong một phiên họp khá ầm ĩ được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia. Việc bỏ phiếu tại Quốc hội đã bị trì hoãn 10 lần trong nhiều tuần.
Các quan chức đã hy vọng sẽ tổ chức bầu cử vào ngày 16-1, tuy nhiên Ủy ban bầu cử Iraq hôm qua cho biết cuộc bầu cử sẽ diễn ra muộn hơn thời điểm đó nhưng vẫn sẽ trước hạn chót 31-1 theo hiến pháp.
Luật bầu cử của Iraq cho phép cử tri có quyền lựa chọn cá nhân ứng cử viên, hay còn gọi là hệ thống danh sách mở, ngược lại với quy định ở những cuộc bầu cử quốc gia trước đó chỉ cho phép cử tri lựa chọn một chính đảng nào đó. Các nhà phân tích cho rằng hệ thống danh sách mở này có thể sẽ có lợi cho Thủ tướng theo dòng Hồi giáo Shi"ite Nuri al-Maliki.
Luật bầu cử ở Iraq thu hút mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế, với các quan chức Mỹ và Liên Hiệp Quốc thuyết phục các nhà lãnh đạo Iraq thông qua. Đây cũng là một phép thử cho năng lực thành lập một chính phủ điều hành ở Iraq.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hoan nghênh sự kiện này là một "cột mốc" quan trọng vì người dân Iraq tiếp tục có trách nhiệm đối với tương lai của mình, và hứa hẹn rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Iraq như một đối tác và như một người bạn.
Nhật Lê (Theo CNN, BBC, Reuters)
Luật bầu cử được thông qua sau thời gian trì hoãn khá lâu |
Các quan chức đã hy vọng sẽ tổ chức bầu cử vào ngày 16-1, tuy nhiên Ủy ban bầu cử Iraq hôm qua cho biết cuộc bầu cử sẽ diễn ra muộn hơn thời điểm đó nhưng vẫn sẽ trước hạn chót 31-1 theo hiến pháp.
Luật bầu cử của Iraq cho phép cử tri có quyền lựa chọn cá nhân ứng cử viên, hay còn gọi là hệ thống danh sách mở, ngược lại với quy định ở những cuộc bầu cử quốc gia trước đó chỉ cho phép cử tri lựa chọn một chính đảng nào đó. Các nhà phân tích cho rằng hệ thống danh sách mở này có thể sẽ có lợi cho Thủ tướng theo dòng Hồi giáo Shi"ite Nuri al-Maliki.
Luật bầu cử ở Iraq thu hút mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế, với các quan chức Mỹ và Liên Hiệp Quốc thuyết phục các nhà lãnh đạo Iraq thông qua. Đây cũng là một phép thử cho năng lực thành lập một chính phủ điều hành ở Iraq.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hoan nghênh sự kiện này là một "cột mốc" quan trọng vì người dân Iraq tiếp tục có trách nhiệm đối với tương lai của mình, và hứa hẹn rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Iraq như một đối tác và như một người bạn.
Nhật Lê (Theo CNN, BBC, Reuters)