.

Ben Bernanke - Nhân vật của năm 2009

.

(ĐNĐT) - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã được Tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm 2009.

Một người đàn ông hói đầu với chòm râu quai nón và đôi mắt mệt mỏi ngồi trước văn phòng quá khổ của mình tại Washington để nói về kinh tế. Ông không có dáng vẻ của một người quen ra lệnh, cũng không hề có vẻ là một phát ngôn viên quyến rủ. Ông không hề có một thứ gì của một con người vênh váo hoặc tự kiêu vốn là hình mẫu chung của những người trong cái văn phòng quá khổ tại Washington.

Những lý lẽ của ông không hề thiên vị hoặc mang dáng dấp ý thức hệ, chúng xuất phát từ những dữ liệu có hệ thống và có cơ sở vững chắc với một giọng văn đầy tính hàn lâm hiện đại. Khi ông không biết điều gì, ông không hề cáu gắt hoặc giấu diếm.

Ông không là một nhà môi giới đầy quyền uy Beltway kiểu mẫu. Trong các bữa tiệc ở Nhà Trắng, ông không hay đi lòng vòng vì ông e thẹn. Ông vẫn muốn ăn tối ở nhà cùng với vợ, người vẫn thường bắt ông đi rửa bát và đổ rác và rồi họ cùng chơi trò đố chữ hoặc đọc sách.

Bernanke là người say mê nghiên cứu. Và đột nhiên ông lại là người ảnh hưởng nhất trên toàn cầu.

Bernanke là Chủ tịch FED, ngân hàng trung ương Mỹ, một trong những người quan trọng nhất và là lực lượng ít được biết nhất hình thành nên nền kinh tế Mỹ - toàn cầu. Những tờ đô la màu xanh có hình các đời tổng thống đã quá cố được gán cho cái nhãn “Giấy bạc của Cục dự trữ liên bang” vì hai lý do: Cục này kiểm soát nguồn cung ứng tiền. Nó độc lập với các cơ quan của chính phủ vốn là những cơ quan xử lý các chính sách tiền tệ, điều đó có nghĩa là định ra các mức lãi suất ngắn hạn - đồng nghĩa với việc nó có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đối với lạm phát, thất nghiệp, sức mạnh của đồng đô la và sức mạnh của cái ví chúng ta.

Và khi thị trường tín dụng toàn cầu bắt đầu nổ tung, chính người đàn ông dễ thương của nó đã mở rộng các quyền lực của nó một cách tài tình và đã tái tạo lại Cục dự trữ liên bang Mỹ.

Giáo sư Bernanke là học giả hàng đầu của cuộc Đại suy thoái. Ông biết rõ cách mà Bộ Tài chính thụ động vào thập niên 30 đã góp phần tạo ra tai ương, qua cái cách mà nó đã từ chối một cách cứng nhắc đối với việc mở rộng nguồn cung ứng tiền mặt và thiếu tính tưởng tượng và thử nghiệm mang tính chiến lược.

Khi thị trường nhà đất của Mỹ chao đảo, tạo nên di căn đối với khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn nhất trong 75 năm qua, ông đã dùng phép ảo thuật ném hàng ngàn tỷ đô la vào nền kinh tế, tiến hành những sự cứu hộ đồng loạt và mạnh mẽ đối với các công ty tư nhân đang trên bờ phá sản; đẩy mức lãi suất về số không, cho vay ưu đãi, bao vây các nguồn quỹ, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đầu tư, các nhà sản xuất, bảo hiểm, và những người cho vay khác vốn chưa bao giờ mơ đến việc nhận tiền mặt từ Quỹ dự trữ Liên bang; khởi động lại những thị trường tài chính bị tê liệt đối với mọi thứ từ cho vay mua ô tô cho đến trái phiếu công ty: cách mạng hoá tài chính nhà đất với những cam kết cho vay nợ để mua sắm đến nghẹt thở; gia tăng cán cân thanh toán của Quỹ dự trữ liên bang lên 3 lần so với tầm cỡ của nó trước đó. Ông không chỉ định hình lại chính sách tiền tệ của Mỹ mà còn đưa các nỗ lực nhằm cứu vãn nền kinh tế thế giới.

Câu chuyện quan trọng nhất của năm 2009 là kinh tế. Năm 2009 là năm leo thang của sự sa thải, phá sản và xiết nợ và cũng là năm của “sự thanh đạm mới”, “sự bình thường mới”. Nó còn là năm của những chỉ số tăng màu xanh, của sự phục hồi của Dow Jones và một cảm giác mong manh rằng điều tồi tệ nhất đã qua.

Ngay cả những sự kiện chính trị quan trọng nhất - cuộc nổi dậy của những người theo đảng Dân chủ, quyền làm chủ những tiệc trà của những người theo đảng Cộng hòa, những gói kích thích, những thâm thụt, GM và Chrysler… nhưng tâm điểm của nó vẫn là câu chuyện kinh tế và đó chính là nền kinh tế của Bernanke.

Nhưng nguyên nhân chính mà Ben Shalom Bernanke là Nhân vật năm 2009 của Time là vì ông là một trong những người có tầm quan trọng định hướng nền kinh tế quan trọng nhất của thế giới. Và ông sẽ vận hành sức mạnh của mình đối với tiền bạc, việc làm, tiết kiệm và tương lai của người dân Mỹ. Những quyết định mà ông đã đưa ra, và những quyết định ông chưa đưa ra, sẽ hình thành nên con đường của sự thịnh vượng, phương hướng chính trị và mối quan hệ của Mỹ với thế giới.

Quang Hiển (Theo TIME)

;
.
.
.
.
.