(ĐNĐT) - Tổng thống Yemen nói rằng, ông sẵn sàng đối thoại với các thành viên al-Qaida phản đối bạo lực, có thể cho họ thấy lại sự khoan dung độ lượng mà ông đã đối xử với các chiến binh trước đây, bất chấp việc Mỹ đưa ra sức ép thẳng tay với nhóm khủng bố này
Yemen đang lần mò từng bước trong cuộc chiến chống lại al-Qaida, lo ngại về một sự phản ứng dữ dội có thể bộc phát tại nước này khi nỗi tức giận đối với Mỹ và những người theo chủ nghĩa cực đoan ngày càng lan rộng.
Hàng ngàn người đã từng tham chiến tại "các cuộc chiến tranh thần thánh" trong quá khứ ở Afghanistan, Bosnia, Chechnya và Iraq, và dù phần lớn trong số họ không dính líu đến bạo lực, nhưng họ lại duy trì hệ tư tưởng kháng cự đến cùng của al-Quida.
"Bất kỳ hành động nào chống lại al-Qaida sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Yemen", theo lời cảnh báo của ông Ali Mohammed Omar, một người Yemen tham chiến ở Afghanistan từ 1990-1992. Ông này nói rằng đã gặp gỡ Osama bin Laden 2 lần trong thời gian đó. Nếu Mỹ hoặc các nước đồng mình trực tiếp can thiệp, "tất cả người Yemen sẽ trở thành al-Qaida. Thay vì chỉ 30 hoặc 40 người, con số đó sẽ trở thành hàng triệu", ông nói.
Lực lượng vũ trang Yemen mới đây đã phát động các đợt tấn công và đột kích mạnh tay nhất trong nhiều năm qua nhằm chống lại al-Qaida và Washington đã hoan nghênh Sanaa vì đã cho thấy một quyết tâm mới chống lại một bộ phận của al-Qaida ở nước này.
Mỹ đã tăng cường tiền của và tập huấn cho lực lượng chống khủng bố của Yemen, cho rằng al-Qaida ở Yemen là một mối đe dọa toàn cầu sau khi đứng đằng sau âm mưu bất thành nhằm đánh bom một chiếc máy bay của Mỹ vào ngày Giáng sinh.
Tuy nhiên, những nhận xét của Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã gợi lên một khả năng là ông có thể tiếp tục một chính sách làm nản lòng các quan chức Mỹ như trước đây, đó là thả tự do cho các chiến binh al-Qaida nếu họ hứa là sẽ không tham gia khủng bố nữa. Song, nhiều người trong số đó đã quên lời hứa và được cho là đã quay về hàng ngũ của al-Qaida.
"Đối thoại là cách tối ưu, kể cả với al-Qaida, nếu họ hạ vũ khí và trở về với lẽ phải", theo Tổng thống Saleh. Ông cho biết, Yemen sẽ theo đuổi những đối tượng tiếp tục gây bạo lực, nhưng "chúng tôi sẵn sàng đạt đến một thỏa thuận với bất kỳ người nào phản đối bạo lực và khủng bố."
Một nhân tố khác là sự liên kết của chế độ Yemen với những người Hồi giáo cứng rắn, chẳng hạn như lãnh tụ Hồi giáo Abdul-Majid al-Zindani, một trong những giáo sĩ nổi bật nhất của Yemen. Mỹ đã gán cho ông là kẻ khủng bố vì cho rằng có liên hệ với al-Qaida. Tuy nhiên, chính quyền vẫn tin vào sự hỗ trợ ngầm của ông và phủ nhận việc ông là một thành viên của nhóm khủng bố. Trong một buổi lễ cầu nguyện hôm 8-1, al-Zindani đã chỉ trích việc Mỹ ra sức ép chống lại al-Qaida, cáo buộc Washington và Liên Hiệp Quốc về việc theo đuổi nhằm "áp đặt một sự kiểm soát quốc tế đối với Yemen".
N.L (Theo AP, CNN)
Ali Mohammed Omar, người cho rằng mình đã gặp gỡ Osama Binladen 2 lần trong cuộc chiến ở Afghanistan (Ảnh: AP) |
Hàng ngàn người đã từng tham chiến tại "các cuộc chiến tranh thần thánh" trong quá khứ ở Afghanistan, Bosnia, Chechnya và Iraq, và dù phần lớn trong số họ không dính líu đến bạo lực, nhưng họ lại duy trì hệ tư tưởng kháng cự đến cùng của al-Quida.
"Bất kỳ hành động nào chống lại al-Qaida sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Yemen", theo lời cảnh báo của ông Ali Mohammed Omar, một người Yemen tham chiến ở Afghanistan từ 1990-1992. Ông này nói rằng đã gặp gỡ Osama bin Laden 2 lần trong thời gian đó. Nếu Mỹ hoặc các nước đồng mình trực tiếp can thiệp, "tất cả người Yemen sẽ trở thành al-Qaida. Thay vì chỉ 30 hoặc 40 người, con số đó sẽ trở thành hàng triệu", ông nói.
Lực lượng vũ trang Yemen mới đây đã phát động các đợt tấn công và đột kích mạnh tay nhất trong nhiều năm qua nhằm chống lại al-Qaida và Washington đã hoan nghênh Sanaa vì đã cho thấy một quyết tâm mới chống lại một bộ phận của al-Qaida ở nước này.
Mỹ đã tăng cường tiền của và tập huấn cho lực lượng chống khủng bố của Yemen, cho rằng al-Qaida ở Yemen là một mối đe dọa toàn cầu sau khi đứng đằng sau âm mưu bất thành nhằm đánh bom một chiếc máy bay của Mỹ vào ngày Giáng sinh.
Tuy nhiên, những nhận xét của Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã gợi lên một khả năng là ông có thể tiếp tục một chính sách làm nản lòng các quan chức Mỹ như trước đây, đó là thả tự do cho các chiến binh al-Qaida nếu họ hứa là sẽ không tham gia khủng bố nữa. Song, nhiều người trong số đó đã quên lời hứa và được cho là đã quay về hàng ngũ của al-Qaida.
"Đối thoại là cách tối ưu, kể cả với al-Qaida, nếu họ hạ vũ khí và trở về với lẽ phải", theo Tổng thống Saleh. Ông cho biết, Yemen sẽ theo đuổi những đối tượng tiếp tục gây bạo lực, nhưng "chúng tôi sẵn sàng đạt đến một thỏa thuận với bất kỳ người nào phản đối bạo lực và khủng bố."
Một nhân tố khác là sự liên kết của chế độ Yemen với những người Hồi giáo cứng rắn, chẳng hạn như lãnh tụ Hồi giáo Abdul-Majid al-Zindani, một trong những giáo sĩ nổi bật nhất của Yemen. Mỹ đã gán cho ông là kẻ khủng bố vì cho rằng có liên hệ với al-Qaida. Tuy nhiên, chính quyền vẫn tin vào sự hỗ trợ ngầm của ông và phủ nhận việc ông là một thành viên của nhóm khủng bố. Trong một buổi lễ cầu nguyện hôm 8-1, al-Zindani đã chỉ trích việc Mỹ ra sức ép chống lại al-Qaida, cáo buộc Washington và Liên Hiệp Quốc về việc theo đuổi nhằm "áp đặt một sự kiểm soát quốc tế đối với Yemen".
N.L (Theo AP, CNN)