(ĐNĐT) - Áp lực quốc tế trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran đã tăng lên trong hôm qua (8-2) sau khi Tehran thông báo các kế hoạch sản xuất uranium được làm giàu ở mức độ cao hơn và tăng thêm 10 cơ sở hạt nhân trong một năm, khiến phương Tây càng quan ngại hơn về tham vọng sản xuất bom nguyên tử của nước này.
Mỹ và Pháp là hai nước chủ trương kêu gọi gói trừng phạt thứ tư và có quy mô lớn hơn. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nhất trí rằng Iran nên chịu "những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ" vì chương trình hạt nhân của mình.
Trong khi đó, Nga vốn ủng hộ biện pháp ngoại giao, tuy nhiên trong vài tháng gần đây tỏ ra mềm mỏng hơn trong thái độ của mình trước việc áp đặt trừng phạt. Trưởng ban đối ngoại của Duma Quốc gia Nga, ông Konstantin Kosachyov cho biết Tehran có thể đối mặt với những trừng phạt kinh tế cứng rắn hơn nếu họ vẫn tiếp tục các kế hoạch làm giàu uranium.
Ông nói thêm rằng, cộng đồng quốc tế nên gửi đến Iran một "dấu hiệu mạnh mẽ và thống nhất" về việc không thể chấp nhận động thái đó của Iran, mà theo ông mô tả là một "bước lùi".
Trong số các cường quốc chỉ có Trung Quốc, quốc gia có thể ngăn cản bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Liên Hiệp Quốc bằng quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng Bảo an, vẫn kiên quyết phản đối việc trừng phạt nước xuất khẩu dầu mỏ lớn tại vùng Trung Đông.
Iran hôm qua cho biết, sẽ bắt đầu sản xuất nhiên liệu cho lò phản ứng ở mức độ cao hơn vào hôm nay và tăng thêm 10 nhà máy làm giàu uranium trong năm tới. Chính phủ Iran nói rằng họ làm như vậy vì thất vọng trước sự miễn cưỡng của các cường quốc phương Tây khi xem xét các đề nghị sửa đổi của họ đối với một dự thảo kế hoạch của LHQ để các nước lớn cung cấp nhiên liệu cho một lò phản ứng nghiên cứu y học hạt nhân ở Tehran.
Các nhà phân tích cho rằng, Iran cần có một vài tháng để định hình lại nhà máy Natanz của mình để có thể gạn lọc uranium tinh khiết hơn và nước này vẫn còn thiếu các phương tiện kỹ thuật để xây thêm 10 cơ sở nữa trong thời gian tới.
Nhật Lê (Theo Reuters, RIA Novosti)
Áp lực của cộng đồng quốc tế càng gia tăng trước các kế hoạch hạt nhân của Iran (Ảnh: AFP) |
Trong khi đó, Nga vốn ủng hộ biện pháp ngoại giao, tuy nhiên trong vài tháng gần đây tỏ ra mềm mỏng hơn trong thái độ của mình trước việc áp đặt trừng phạt. Trưởng ban đối ngoại của Duma Quốc gia Nga, ông Konstantin Kosachyov cho biết Tehran có thể đối mặt với những trừng phạt kinh tế cứng rắn hơn nếu họ vẫn tiếp tục các kế hoạch làm giàu uranium.
Ông nói thêm rằng, cộng đồng quốc tế nên gửi đến Iran một "dấu hiệu mạnh mẽ và thống nhất" về việc không thể chấp nhận động thái đó của Iran, mà theo ông mô tả là một "bước lùi".
Trong số các cường quốc chỉ có Trung Quốc, quốc gia có thể ngăn cản bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Liên Hiệp Quốc bằng quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng Bảo an, vẫn kiên quyết phản đối việc trừng phạt nước xuất khẩu dầu mỏ lớn tại vùng Trung Đông.
Iran hôm qua cho biết, sẽ bắt đầu sản xuất nhiên liệu cho lò phản ứng ở mức độ cao hơn vào hôm nay và tăng thêm 10 nhà máy làm giàu uranium trong năm tới. Chính phủ Iran nói rằng họ làm như vậy vì thất vọng trước sự miễn cưỡng của các cường quốc phương Tây khi xem xét các đề nghị sửa đổi của họ đối với một dự thảo kế hoạch của LHQ để các nước lớn cung cấp nhiên liệu cho một lò phản ứng nghiên cứu y học hạt nhân ở Tehran.
Các nhà phân tích cho rằng, Iran cần có một vài tháng để định hình lại nhà máy Natanz của mình để có thể gạn lọc uranium tinh khiết hơn và nước này vẫn còn thiếu các phương tiện kỹ thuật để xây thêm 10 cơ sở nữa trong thời gian tới.
Nhật Lê (Theo Reuters, RIA Novosti)