(ĐNĐT) - Ngành công nghiệp hàng châu Âu đang kêu gọi xem xét khẩn cấp đối với lệnh cấm bay do tro bụi núi lửa từ Iceland.
Marc Swoboba, một hành khách người Áo, chơi ghi ta trong lúc đợi tại phòng vé ở sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York, ngày 18-4 (Ảnh: Reuters) |
Hiện áp lực đang đặt ra đối với các chính quyền, yêu cầu phải tìm ra một giải pháp đối với đa số không phận Châu, cuộc khủng hoảng kéo dài 5 ngày, một điều chưa từng thấy trong ngành hàng không, gây thiệt hại hàng trăm triệu USD mỗi ngày và hàng triệu hành khách bị mắc kẹt tại các sân bay, làm tổn thương đến các ngành xuất, nhập khẩu.
Ngoài ra, khủng hoảng hàng không còn gây ảnh hưởng dây chuyền trên toàn thế giới và tác động sâu sắc đến đời sống hàng ngày của người dân châu Âu. Tại Anh, các công ty báo cáo rằng nhân viên của mình không thể về nhà sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh ở nước ngoài và các bệnh viện cho biết họ đang phải hủy một số cuộc phẫu thuật bởi các bác sĩ đang bị mắc kẹt ở xa.
Các cơ quan đại diện cho các hãng hàng không và các sân bay châu Âu đã đề nghị xem xét việc cần thiết cho một lệnh cấm chưa có tiền lệ vốn ảnh hưởng đến hàng triệu hành khách này. Một số hãng đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm cho thấy không có hỏng hóc động cơ nào rõ ràng nào sau khi máy bay bay qua các đám tro núi lửa.
ACI Europe, một tổ chức đại diện cho các sân bay lớn và Hiệp hội hàng không châu Âu đã phát đi một tuyên bố chung nhằm thúc giục các quan chức xem xét lệnh cấm bay với nội dung rằng: “Sự phun trào của núi lửa Iceland không phải là một sự kiện chưa từng xảy ra và việc áp dụng các thủ tục trên các khu vực khác của thế giới đối với núi lửa có vẻ như không yêu cầu theo kiểu mà các hạn chế đang được áp đặt tại châu Âu".
Ủy viên ủy ban vận tải cộng đồng châu Âu, Siim Kallas cho biết, hy vọng 50% không phận châu Âu sẽ an toàn vào ngày 19-4. Ông cho rằng, tình hình hiện nay là “không thể chịu đựng được” và các chính quyền châu Âu đang cố gắng tìm ra một giải pháp mà không ảnh hưởng đến tính an toàn cho máy bay.
Ông nói: “Chúng ta đang ở trong một tình trạng chưa có tiền lệ. Chúng ta không thể chỉ ngồi đợi cho đến khi đám mây tro bụi này tan đi”.
Ngày 19-4, các bộ trưởng giao thông của EU sẽ tổ chức một hội nghị truyền hình để đánh giá tình hình.
Khoảng 17 nước châu Âu đã đóng cửa không phận của mình. Lệnh cấm được thực hiện trong lúc người ta lo sợ rằng tro của núi lửa, một hỗn hợp của thủy tinh, cát và bụi đá có thể làm hư hỏng nặng động cơ máy bay.
Quang Hiển (Theo BBC, Reuters)