.

Cứu trợ nhân đạo ở Pakistan: Nỗi lo nuôi khủng bố

.

Ngay sau lời kêu gọi của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon với cộng đồng quốc tế cứu trợ nhân đạo cho Pakistan vượt qua trận lụt lớn nhất trong lịch sử nước này, tính đến nay đã có hơn 800 triệu USD đến từ 30 quốc gia, trong đó Mỹ là nước đóng góp tích cực nhất.

Máy bay trực thăng đổ hàng cứu trợ.
Máy bay trực thăng đổ hàng cứu trợ.

Hậu quả của trận lụt lịch sử này đã cướp đi sinh mạng hơn 1.500 người, làm cho 5 triệu người mất nhà cửa và khoảng 20 triệu người khác bị ảnh hưởng nặng nề. Pakistan đang đối diện với cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất trong lịch sử của mình. Con số 800 triệu USD không lớn chút nào nếu biết rằng Chính phủ Pakistan ước tính để khôi phục đất nước sau trận lũ lụt này ít nhất phải cần tới 15 tỷ USD. Cầu cống, đường sá, trường học, công sở… đều ngập chìm trong nước.

Công tác cứu trợ nhân đạo đã được cộng đồng quốc tế tích cực triển khai. Nước tham gia tích cực nhất là Mỹ đang muốn tận dụng cơ hội này để lấy lại hình ảnh của Mỹ ở Pakistan. Có rất nhiều lý do để giải thích cho nguyên nhân của bức chân dung Mỹ không đẹp ở Pakistan. Chẳng hạn như công nghệ của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến một vụ tai nạn máy bay dân sự thảm khốc ở Islamabad. Nhiều người Pakistan cho rằng nguyên nhân của trận lụt này là Ấn Độ xả lũ nhưng Mỹ không hề có tiếng nói để Ấn Độ điều tiết lượng nước xả….

Lũ lụt vẫn đe dọa Pakistan.
Lũ lụt vẫn đe dọa Pakistan.

Công việc cứu trợ nhân đạo rất khẩn trương nhưng người Mỹ đau đầu nghĩ ngợi về khả năng phản tác dụng của nỗ lực lấy lại hình ảnh của Mỹ ở Pakistan. Người Mỹ muốn người dân ở những bộ lạc thay đổi quan điểm: Theo Mỹ chứ không phải theo Taliban, nhưng đó là câu chuyện dài và cực kỳ khó khăn. Mỹ vẽ ra viễn cảnh đổ lương thực và đồ dùng để vượt qua khó khăn hiện tại coi như là giai đoạn một. Giai đoạn hai sẽ là xây dựng trường học, cung cấp lương thực, xây dựng nhà mới, tạo cơ hội việc làm để thay đổi suy nghĩ của người dân Pakistan. Đó là cuộc trường chinh được dự báo không hề dễ dàng.

Chính một nhà báo Pakistan (gia đình ông đã phải bỏ nhà ra đi cách đây 3 năm vì sự hung bạo của Taliban và lực lượng khủng bố) cho biết kế hoạch của Mỹ là màu hồng tuyệt đẹp nhưng quá khó để trở thành hiện thực bởi nó khó lòng “thấm” giữa cỗ máy khủng bố cứ ậm ự liên tục với khả năng đe dọa rất lớn. Thậm chí hàng cứu trợ này có thể rơi vào các gia đình là tay chân của lực lượng Taliban. Hạ tầng cho truyền giáo và trại huấn luyện lại có cơ hội phát triển dù xã hội ngập trong khó khăn.

TỊNH BẢO

 

 

                                                                                       

;
.
.
.
.
.