.

Indonesia “đánh bạc” với rừng

.
Thế giới đang cùng lên tiếng về mức độ biến đổi khí hậu đang ngày một nghiêm trọng. Trong tuần tới, đại diện các nước tề tựu về Cancun (Mexico) để tiếp tục bàn thảo về các giải pháp nhằm giảm bớt biến đổi khí hậu. Những hội nghị như thế này là dịp để cho các tổ chức bảo vệ môi trường đưa ra những báo cáo nhằm giúp các đại biểu nhìn rõ hơn về mức độ nguy hiểm của biến đổi khí hậu. Tổ chức Hòa bình xanh quốc tế (Greenpeace International) vừa hoàn tất bản báo cáo, trong đó cho biết

Mô tả ảnh.
Cây cọ non vừa mới được trồng để “cải tạo” rừng.
 
Indonesia - một trong những quốc gia chịu thiệt hại vì thiên tai nặng nề nhất trong những năm qua - đang “đánh bạc” với rừng.

Tổ chức này cho rằng Indonesia đạt được thỏa thuận với Na Uy để nhận 1 tỷ USD tiền tài trợ cho dự án cải tạo và phục hồi rừng và đất rừng đã “xuống cấp”. Nếu đúng bản chất của một kế hoạch tài trợ về môi trường thì đây là một bức thông điệp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn phá rừng tự nhiên và đất than bùn nhưng Greenpeace phát hiện ra đằng sau thỏa thuận này là việc làm có thể phản tác dụng. Trước tiên là nước nhận tài trợ Indonesia đưa ra những quy định rất mơ hồ để kết luận rất nhiều khu rừng đã xuống cấp nên cần cải tạo, phục hồi. Tiếp theo đó là không phải trồng lại cây rừng thay thế mà cây trồng mới sẽ là cọ và các loại cây dùng làm nguyên liệu chế tạo nhiên liệu sinh học.

Mô tả ảnh.
Gỗ rừng được chở đi trên sông ở Nam Sumatra.
Theo những tài liệu của các bộ lâm nghiệp, nông nghiệp và năng lượng ở Jakarta, diện tích đất cho phát triển trồng rừng công nghiệp trong hai thập niên tới bao gồm cả 37 triệu ha rừng tự nhiên hiện có. Dự kiến sẽ có hơn 60 triệu ha – một diện tích rộng gấp 5 lần nước Anh – sẽ được chuyển sang trồng cọ và các cây làm nguyên liệu cho ngành nhiên liệu sinh học. Đây cũng là diện tích đất ngang bằng với khu vực chưa phát triển ở Indonesia. Chính phủ Indonesia muốn tăng gấp ba sản lượng bột giấy và giấy vào năm 2015 và gấp đôi sản lượng dầu cọ vào năm 2020. Các tổ chức môi trường ở Jakarta gọi Chính phủ Indonesia đã bao bọc kế hoạch phát triển nền công nghiệp dầu cọ, giấy và nhiên liệu sinh học dưới kế hoạch cải tạo rừng.

Greenpeace lên tiếng cảnh báo nhiều nước lợi dụng chương trình cải tạo rừng đầy tham vọng của LHQ có tên là Redd (Giảm khí thải từ phá rừng và rừng suy thoái) để trồng lại cây và phục hồi đất nhưng thực tế là đặt nặng lợi ích kinh tế dẫn đến tác dụng ngược. Với kế hoạch cải tạo rừng như Indonesia thì không chỉ mục tiêu giảm khí thải nhà kính của mình xuống dưới 26% (Indonesia là nước thứ ba có lượng khí thải nhà kính lớn nhất thế giới) khó thành hiện thực mà thực tế tiền dùng để bảo vệ rừng đã quay lại “tiếp sức” cho hành động phá hoại rừng, kéo theo sự biến đổi khí hậu, phá vỡ cuộc sống của động vật hoang dã và cả những giá trị xã hội khác.

TỊNH BẢO
;
.
.
.
.
.