Chủ tịch Fed Ben Bernanke cho rằng sự lo sợ về các chính sách tiền tệ chưa từng có sẽ tạo ra một cơn lạm phát trong tương lai là “phóng đại” (Ảnh: CNN) |
(ĐNĐT) - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố sẽ bơm 600 tỷ USD vào nền kinh tế, động thái mới nhất nhằm vượt qua sự phục hồi khó khăn của nền kinh tế.
Fed còn tuyên bố sẽ đầu tư một khoản bổ sung từ 250 đến 300 tỷ USD vào cổ phiếu dài hạn bằng các nguồn vốn mà cơ quan này đã đầu tư trước đó.
Việc mua các khoản nợ nhằm vào việc kích thích nền kinh tế, một chính sách được hiểu là việc nới lỏng tiền tệ và con số đó sẽ lên đến 900 tỷ USD. Quá trình này sẽ hoàn thành vào cuối quý 3 năm 2011.
Kể từ khi Fed phát đi tín hiệu đầu tiên vào tháng 8 rằng, cơ quan này sẽ xem xét gói kích thích tiền tệ vòng hai, gọi là QE2, các nhà đầu tư đã bận tâm đến việc Fed sẽ đầu tư lớn đến mức nào. Giờ đây, mọi thứ đã rõ ràng và khá khớp với dự đoán, với con số đó từ 500 đến 1.000 tỷ USD.
Calvin Sullivan, một chiến lược gia hàng đầu của Morgan Keegan, cho rằng con số đó là khá lớn so với mong đợi, thị trường đang phản ứng đúng hướng.
Quyết định trên của Fed nhằm giảm thiểu các chi phí vay đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp đang còn chịu tổn thất sau cuộc đại suy thoái toàn cầu.
Brian Bethune, nhà kinh tế thuộc HIS Global Insight tại Lexington, Massachusetts, cho rằng: “Nền kinh tế đang chầm chậm tự đào cho mình một cái hố sâu, Fed đang tạo ra các động thái đúng đắn để thúc đẩy nó tiến lên một bước nhỏ.”
Những lời chỉ trích từ bên trong lẫn bên ngoài Ngân hàng trung ương với các mối lo sợ rằng chính sách này của Fed sẽ dẫn đến lạm phát cao và mức lãi suất thấp tại Mỹ đang có nguy cơ làm tăng bong bóng bất động sản ở các nước khác và mất ổn định tiền tệ.
Tuy nhiên, với nhịp độ giãn nở thường niên 2% của nền kinh tế Mỹ trong quý 3 năm nay và mức thất nghiệp ở con số 9,6 %, Fed đang chịu sức ép phải làm hơn nữa để kích thích các hoạt động kinh tế.
Chủ tịch Fed, Ben Bernanke, trong một ý kiến trên tờ Washington Post xuất bản ngày 4-11 cho biết, các nhà soạn thảo chính sách không chỉ ngồi yên bằng việc trưng ra một cái phông nền kinh tế thiếu máu. Ông lập luận rằng những nỗi sợ về các chính sách tiền tệ chưa từng có sẽ tạo ra một cơn lạm phát trong tương lai là “phóng đại”.
Quang Hiển (Theo CNN, Reuters)