.

Nguyên nhân siêu cơ Airbus A380 vỡ động cơ: Có thể do thiết kế

.

(ĐNĐT) - Nguyên nhân siêu cơ Airbus A380 của hãng hàng không Qantas, Úc bị vỡ động cơ phải hạ cánh khẩn cấp tại Singapore ngày 4-11 có thể do lỗi thiết kế.

Giám đốc điều hành Qantas Alan Joyce ngày 5-11 nói rằng còn quá sớm để xác định chính xác nguyên nhân sự cố, nhưng "chúng tôi tin rằng có một trục trặc nào đó về chất liệu hoặc thiết kế của máy bay dẫn tới sự cố trên mà chúng tôi đang điều tra. Chúng tôi không tin rằng sự cố liên quan đến vấn đề bảo trì".

Cảnh sát Indonesia thu thập những mảnh vụn từ vỏ động cơ của A380 bị rơi tại Batam hôm 4-11

Sau khi xảy ra sự cố, Qantas đã tạm dừng hoạt động 6 máy bay A380 của hãng cho đến khi hoàn tất việc kiểm tra động cơ. Giám đốc điều hành Alan Joyce cho biết việc kiểm tra sẽ hoàn tất trong vòng 48 giờ và nếu không phát hiện trục trặc gì, các máy bay A380 sẽ tiếp tục hoạt động.

Trong khi đó, một phát ngôn viên của Rolls-Royce, hãng sản xuất động cơ máy bay A380, cho biết hãng này đã làm việc với Qantas và giới trách liên quan, đồng thời đã thu thập các thông tin để tiến hành kiểm tra nguyên nhân vụ việc.

Nhà sản xuất động cơ Anh quốc cũng cho biết đã kiểm tra tất cả động cơ các máy bay A380 của Qantas, Singapore và Lufthansa - những hàng hàng không sử dụng động cơ Trent 900 của Rolls-Royce. Các máy bay A380 của Air France và Emirates sử dụng loại động cơ của Engine Alliance. Ngày 5-11, Singapore Airlines cho biết hãng đã hoàn thành việc kiểm tra động cơ và đã nối lại các chuyến bay của A380.

Airbus-A380-69.jpg
Bên trong khoang hạng nhất siêu cơ A380

Airbus A380 là loại máy bay hai tầng, bốn động cơ sản xuất bởi Airbus S.A.S. A380 bay thử lần đầu tiên vào ngày 27-4-2005 từ Toulouse, Pháp. Các chuyến bay thương mại bắt đầu vào đầu năm 2007 sau 15 tháng thử nghiệm, với sự chuyển giao máy bay đầu tiên để đi vào sử dụng cho một trong những khách hàng của Airbus, Singapore Airlines.

Trong hầu hết quá trình thiết kế và đóng, chiếc máy bay này được biết đến như là Airbus A3XX, và tên hiệu Superjumbo cũng đã trở thành một tên gọi khác của A380. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, các phương tiện truyền thông đại chúng lẫn các chuyên gia ngành kỹ thuật, hàng không còn đặt biệt danh khác cho loại máy bay này là "Khách sạn bay 5 sao" vì đây là loại máy bay dân dụng duy nhất trên thế giới có các phòng ngủ với giường nệm, nhà hàng, quầy bar, phòng tắm Spa, phòng giải trí sang trọng, các tivi LED tại các phòng và các ghế hành khách với hơn 500 kênh truyền hình trên toàn thế giới, hơn 1.000 game 3D và hàng chục nghìn bài hát, bản nhạc, phim ảnh được lưu trữ trên máy bay, hệ thống mạng Wifi tốc độ cao, khe cắm USB kết nối với máy tính, khe cắm phích sạc pin điện thoại để phục vụ mục đích giải trí và làm việc.

A380 có hai tầng, với tầng trên kéo dài toàn bộ chiều dài của thân máy bay. Điều này cho phép một khoang cabin rộng rãi, cấu hình tiêu chuẩn với ba cấp hành khách có thể đạt sức chứa 555người, tối đa là 853 người nếu chỉ có các hành khách thông thường. (Theo Wikipedia)

Theo CNN, BBC

;
.
.
.
.
.